Viet Fan's Club
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Viet Fan's Club

-‘๑’- IDOL VIET -‘๑’- › ::[ Fan Club ]:: -‘๑’- Thế Giới Điện Ảnh › Thế Giới Giải Trí
 
PortalPortal  Trang ChínhTrang Chính  Music OnlineMusic Online  Xem Phim Onl/DownXem Phim Onl/Down  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 [Lịch Sử] Lịch sử phim câm

Go down 
Tác giảThông điệp
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

[Lịch Sử] Lịch sử phim câm Empty
Bài gửiTiêu đề: [Lịch Sử] Lịch sử phim câm   [Lịch Sử] Lịch sử phim câm Icon_c10Sat Apr 12, 2008 6:21 pm

Lịch sử phim câm




Ngay từ buổi bình minh của điện ảnh, các nhà sản xuất phim đã liên tục tìm tòi để có thể ghép âm thanh vào phim, nhưng chẳng có biện pháp nào tỏ ra hiệu quả. Mãi tới cuối thập niên 20, phim có tiếng mới bắt đầu xuất hiện.

Hầu hết phim được sản xuất trong thập niên 20 không có tiếng. Chúng được chiếu với phần đệm của đàn piano hay organ, thỉnh thoảng có cả người dẫn truyện hay những diễn viên đứng sau màn ảnh. Khi phim truyện dài (sử dụng ít nhất 4 cuộn phim, thời gian tối thiểu là 40 phút) trở thành chuẩn trong khoảng những năm 1910 các rạp chiếu lớn thuê hẳn một ban nhạc lồng âm thanh cho phim. Đương nhiên, họ chỉ chơi những bản nhạc được viết dành riêng cho bộ phim đó.

Cho đến tận Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), các nhà làm phim châu Âu vẫn thống trị thị trường phim của thế giới. Pháp được xem như là nước dẫn đầu trong sản xuất phim, mặc dù các nước châu Âu khác như Đan Mạch hay Italy cũng đóng một vai trò quan trọng. Thế rồi chiến tranh (chủ yếu diễn ra ở châu Âu) đã phá vỡ những thành quả của điện ảnh của lục địa già. Với sự sụp đổ nhanh chóng của các hãng xuất khẩu phim ở châu Âu, một số nơi khác như Mỹ Latin đã nhanh chóng vươn lên. Nhưng các công ty Mỹ nhanh chân hơn cả. Phim của Mỹ được sản xuất theo chiến lược từng được áp dụng ở châu Âu nhưng với chi phí thấp hơn nhiều. Vì thế mà tới thập niên 20, phim sản xuất từ Mỹ chiếm 3/4 tổng số phim trên toàn thế giới.

[Lịch Sử] Lịch sử phim câm A2

Một cảnh gay cấn trong Safety Last (1923).

Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, các nhà làm phim Mỹ đã để lại dấu ấn ở thể loại hài kịch và thần thoại. Các nhà làm phim Mỹ lại bắt đầu tụ tập về nam California, tại khu vực ngoại ô Hollywood, Los Angeles. Từ đây Hollywood trở thành một biểu tượng đầy quyến rũ, còn điện ảnh đã trở thành một ngành giải trí phổ biến.

Griffith David Wark được mệnh danh là The Father of the Motion Picture (Cha đẻ của phim ảnh). Ông đã đưa điện ảnh từ thời kỳ One-reelers trong buổi đầu sang một kỷ nguyên thống trị của Hollywood. Khởi nghiệp trong vai trò diễn viên, tới năm 1908 ông trở thành giám đốc của American Mutoscope & Biograph Company tại thành phố New York. Trong khoảng thời gian từ 1908 tới 1913, ông sản xuất gần 500 phim.

Năm 1915, Griffith phát hành The Birth of A Nation - bộ phim về cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865). Với thời lượng gần 3 giờ, bộ phim gây sửng sốt cho khán giả bởi những cảnh quay hoành tráng. Với tác phẩm này, Griffith trở thành người đặt nền móng vững chắc trong quá trình biến điện ảnh thành một bộ môn nghệ thuật.

[Lịch Sử] Lịch sử phim câm A1

Charlie Chaplin trong phim The Gold Rush (1925).

Trước thời của Griffith, phim chỉ là những đoạn ngắn, chủ yếu là tình tiết, còn diễn xuất và công đoạn biên tập hầu như không được quan tâm. Phim của Griffith thường xuyên được chiếu trong thời gian dài, luôn có tình tiết kịch tính, cao trào, với những nhân vật sống động và được sản xuất trình độ kỹ thuật cao. Ông còn là người đưa ra những ý tưởng nổi tiếng trong lịch sử điện ảnh như: quay cận cảnh (close-up); sự mờ dần (fade-out, một hình thức chuyển đổi các cảnh khác nhau trong phim, cảnh đầu sẽ dần dần mờ đi và cảnh sau xuất hiện); chiếu lại (cutback) hoặc hồi tưởng (flashback, nhằm làm cho tình tiết và cách xây dựng nhân vật dễ hiểu hay để giới thiệu những cảnh có thời gian về trước).

Năm 1920, cùng với các diễn viên Douglas Fairbanks, Mary Pickford và Charlie Chaplin, Griffith thành lập United Artists Corporation nhằm sản xuất những bộ phim truyện. Phần lớn phim mà hãng sản xuất là phim câm, trừ một số tác phẩm cuối cùng như Lady of the Pavements (1929), Abraham Lincoln (1930) và The Struggle (1931). Mặc dù có âm thanh, những phim này vẫn thất bại về mặt doanh thu.

Bất chấp những đột phá của Griffith và nhiều nhà làm phim, hài kịch vẫn là thể loại chủ yếu của phim câm. Sau những phim không có nội dung và hài kịch có nội dung khiếm nhã, một phong cách mới có tên slapstick đã nổi lên trong giai đoạn này. Mack Sennett, một diễn viên, đạo diễn phim hài với Griffith, đã thành lập một công ty mới có tên Keystone vào năm 1912. Công ty này đã góp vai trò quan trọng trong việc phát triển thể loại slapstick và sản sinh ra một diễn viên huyền thoại: vua hề Charlin Chaplin.
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

[Lịch Sử] Lịch sử phim câm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Lịch Sử] Lịch sử phim câm   [Lịch Sử] Lịch sử phim câm Icon_c10Sat Apr 12, 2008 6:21 pm

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phim câm của Mỹ thống trị thị trường thế giới. Pháp không còn giữ vị trí độc tôn, nhưng vẫn là trung tâm lý luận điện ảnh. Phim câm phát triển mạnh mẽ từ năm 1925 và rơi vào thoái trào kể từ khi phim có âm thanh ra đời.

Tại Đức

Trong thập niên đầu sau chiến tranh, công nghiệp điện ảnh Đức phát triển mạnh mẽ nhất ở châu Âu, bất chấp sự xâm nhập của phim Mỹ và ảnh hưởng của những tài năng nổi tiếng đến từ Hollywood. Mặc dù phim Đức mang tính thương mại, các nhà làm phim nước này vẫn quan niệm rằng điện ảnh là một loại hình nghệ thuật, tức là phải mang lại một sự chú ý đặc biệt trong không gian nghe nhìn, truyền đạt nội dung tới người xem thông qua nghệ thuật quay phim, ánh sáng, dựng cảnh.


[Lịch Sử] Lịch sử phim câm The%20Cabinet%20of%20Dr.%20Caligari

The Cabinet of Dr. Caligari, một bộ phim tiêu biểu của Đức được sản xuất vào năm 1919.

Do vừa trải qua chiến tranh, giới làm phim Đức chủ trương sản xuất những bộ phim thật đặc biệt, vượt qua sự thù địch chiến tranh để thâm nhập thị trường thế giới. Chủ nghĩa biểu hiện (Expressionism), một trào lưu nghệ thuật sử dụng những hình tượng bóp méo có chủ định để diễn tả cảm xúc, đã ảnh hưởng đến những tác phẩm nổi tiếng sau chiến tranh của điện ảnh Đức.

Tại Liên bang Xô viết

Năm 1917, chế độ Sa Hoàng sụp đổ sau cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại do những người Bôn-sê-vít lãnh đạo, nước Nga từ đây đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Xô Viết. Với những sự kiện như vậy, các nhà làm phim trẻ ở Xô Viết hăng hái thiết lập một loại hình nghệ thuật điện ảnh mới dựa trên lý tưởng cách mạng. Phim câm ở Nga trở nên đáng chú ý vì sự kết hợp giữa chính trị với những quan niêm mới về mỹ học. Những tác phẩm của các nhà làm phim như Sergey Eisenstein, Dziga Vertov và Eisenstein tiếp tục đặt ra câu hỏi đầy thách thức về mối quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị, trước hết là những tranh cãi gay gắt trong nước.

[Lịch Sử] Lịch sử phim câm Sergey-Eisenstein

Sergey Eisenstein, một trong những nhà làm phim hàng đầu của Nga trong những năm đầu của chế độ Xô viết.

Tại Pháp

Điện ảnh Pháp không còn nắm giữ vị trí độc tôn trên thế giới sau chiến tranh, thậm chí tồn tại một cách chật vật. Các nhà lý luận điện ảnh Pháp đặt ra các hạn định như "photogenie" và "cinegraphie" để diễn tả cách nhìn của họ về điện ảnh, theo đó phim phải làm nổi bật những hình ảnh hơn là sử dụng các rạp chiếu phim để truyền đạt những hành động kịch tính. Những lý luận này nhanh chóng được áp dụng cho hầu hết các bộ phim ngắn.

[Lịch Sử] Lịch sử phim câm Fernand-Leger

Ferdinand Léger, một trong những nhà làm phim hàng đầu của Pháp sau Thế chiến thứ nhất.

Giai đoạn lớn mạnh của phim câm

Đến 1925, Mỹ đã có một nền công nghiệp phim rộng lớn và phim do nước này sản xuất vẫn thống trị thị trường thế giới. Đối thủ đáng gờm nhất của Mỹ là Đức và Nhật, mặc dù phim của Nhật chủ yếu dành cho thị trường trong nước. Coi phim là sản phẩm văn hóa vật thể quan trọng, nhiều nước đã đầu tư rất nhiều tiền của vào các dự án điện ảnh. Trong suốt thời gian này, điện ảnh đã trở thành ngành công nghiệp mang tính quốc tế, thể hiện ở làn sóng di chuyển liên tục trên phạm vi toàn cầu của diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, chuyên gia âm thanh ...

[Lịch Sử] Lịch sử phim câm Silent-film-1

Giá đựng phim trong một studio ở Hollywood.

Khi số lượng phim được sản xuất mỗi năm ở Hollywood và những nơi khác trên thế giới đạt tới hàng trăm, nhu cầu phân chia chúng theo các thể loại (genres) ra đời. Những thể loại đầu tiên là hài kịch (Comedy), viễn Tây (Western), thần thoại (Mystery), kinh dị (Horror), lãng mạn (romance), kịch melo (melodrama - melody), và chiến tranh (War). Chúng có thể được biến thể hoặc kết hợp với thể loại khác.

[Lịch Sử] Lịch sử phim câm Silent-film-2

Một cảnh trong phim The Lodger (1926).

Sự xuất hiện của phim tài liệu câm


Phim về những sự kiện có thật từng gây chú ý trong những ngày đầu của điện ảnh, nhưng sau này lại bị lãng quên bởi lấn lướt của những phim thương mại trong hai thập niên đầu của kỷ 19. Thể loại này dần dần được thay thế bởi những phim thời sự - tập hợp nhiều đoạn phim ngắn được biên tập từ các đoạn tin tức. Phim thời sự trở thành một chương trình được chiếu phổ biến trong các rạp chiếu phim từ đầu thập niên 30 và được biết đến nhiều hơn dưới tên "Phim tài liệu". Chúng được sản xuất nhằm mục đích giáo dục hay tuyên truyền trong chiến tranh.

Trong suốt thời gian này, các nhà làm phim Mỹ tiếp tập trung khai thác những đề tài về thế giới xung quanh, đưa hình ảnh về con người, địa danh chưa từng được biết đến lên màn ảnh. Những nhà làm phim nổi tiếng ở châu Âu, đặc biệt là tại Nga và Pháp, cũng bắt đầu để ý đến thể loại phim tài liệu.
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

[Lịch Sử] Lịch sử phim câm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Lịch Sử] Lịch sử phim câm   [Lịch Sử] Lịch sử phim câm Icon_c10Sat Apr 12, 2008 6:22 pm

TỔNG HỢP VỀ PHIM CÂM


Phim câm là những bộ phim không có tiếng động hoặc lời thoại đồng bộ với hình ảnh, đó có thể là các bộ phim được chiếu hoàn toàn không có âm thanh hoặc những bộ phim được chiếu kèm với âm thanh tạo ra bên ngoài (từ dàn nhạc, người đọc thoại, bộ phận tạo tiếng động hoặc các phần thu âm tách rời).

Kỷ nguyên phim câm hay điện ảnh câm được bắt đầu từ khi anh em Lumière khai sinh ra nền điện ảnh hiện đại vào năm 1895 và bắt đầu suy tàn nhanh chóng sau sự ra đời của bộ phim có tiếng đồng bộ đầu tiên, The Jazz Singer (1927).

Mục lục:
1. Lịch sử phim câm
o 1.1 Kỹ thuật điện ảnh ra đời
o 1.2 Phim câm xuất hiện
o 1.3 Sự bành trướng của điện ảnh
o 1.4 Nghệ thuật thứ bảy
o 1.5 Kỷ nguyên vàng của phim câm
o 1.6 Phim câm biến mất
2. Kỹ thuật phim câm
o 2.1 Intertitle
o 2.2 Nhạc sống và âm thanh
o 2.3 Tốc độ khung hình
o 2.4 Kỹ thuật diễn xuất
3. Một số nhân vật nổi bật của thời kỳ phim câm
o 3.1 Đạo diễn
o 3.2 Diễn viên
4. Một số bộ phim tiêu biểu của thời kì phim câm



1. Lịch sử phim câm:

1.1. Kỹ thuật điện ảnh ra đời:

Từ giữa thế kỉ 19, một số nhà phát minh đã tập trung vào việc ghi lại các hình ảnh chuyển động. Năm 1888, Étienne-Jules Marey, một người Pháp đã đưa ra phương pháp chụp ảnh với tốc độ nhanh (nhiều khung hình một giây), đặt cơ sở cho sự ra đời của kỹ thuật điện ảnh.

Tại Hoa Kỳ, nhà sáng chế nổi tiếng Thomas Edison cũng bắt đầu lãnh đạo việc thiết kế Kinetoscope, một thiết bị cho phép người xem quan sát các hình ảnh chuyển động liên tiếp. Năm 1895, Anh em Lumière đã đánh dấu bước ngoặt của quá trình này khi cho ra đời Cinématographe, thiết bị cho phép quay và trình chiếu các đoạn phim ghi lại hình ảnh chuyển động.

1.2. Phim câm xuất hiện:

Ngày 28 tháng 12 năm 1895 tại Paris, trong tầng hầm của Phòng Ấn Độ (Salon Indien) của quán cà phê Grand Café, Anh em Lumière đã tổ chức buổi trình chiếu rộng rãi có thu tiền những đoạn phim ghi lại bằng thiết bị cinématographe. Buổi chiếu bao gồm 10 cuộn phim rất ngắn (mỗi cuộn dài 17 mét) trong đó có những đoạn phim nổi tiếng như la Sortie de l'usine Lumière à Lyon (Buổi tan ca của nhà máy Lumière ở Lyon) và l'Arroseur arrosé (Tưới cây). Buổi trình chiếu này cho đến nay được coi như thời điểm đánh dấu sự ra đời của nền điện ảnh nói chung và phim câm nói riêng.

Trong chừng một thập niên tiếp theo, phát minh của nhà Lumière trở nên nổi tiếng và được đem đi trình chiếu hoặc bắt chước ở khắp thế giới. Hàng nghìn đoạn phim ngắn quay lại những cảnh sinh hoạt đời thường được thực hiện để phục vụ cho các buổi trình chiếu trong các hội chợ hoặc các tiệm cà phê. Nhà điện ảnh tiên phong Georges Méliès cũng bắt đầu thử nghiệm việc áp dụng các kỹ thuật dàn dựng của sân khấu cho các đoạn phim để tạo nên các bộ phim điện ảnh thực sự, bộ phim Le Voyage dans la Lune (1902) của Méliès với những kỹ thuật dựng phim đột phá này đã thành công vang dội và mở đường cho việc áp dụng Kỹ xảo điện ảnh.

1.3. Sự bành trướng của điện ảnh:

Từ năm 1905 đến năm 1910, điện ảnh, từ chỗ chỉ là một trò giải trí mới lạ, đã dần phát triển thành một ngành công nghiệp thực sự, công nghiệp điện ảnh. Tại Pháp, anh em nhà Pathé và Léon Gaumont bắt đầu sản xuất hàng loạt các bộ phim hài ngắn, với các diễn viên như Rigadin, Boireau và Léonce Perret. Max Linder, ngôi sao phim hài đầu tiên trong lịch sử điện ảnh (với bộ phim Max et sa belle, 1910) cũng xuất thân từ những bộ phim kiểu này, Max Linder chính là nguồn cảm hứng lớn cho Vua hề Charlie Chaplin.

Tại Hoa Kỳ, với tham vọng bá chủ nền công nghiệp mới ra đời, Thomas Edison, sau cuộc chiến về bản quyền, đã giành lấy hầu hết các bằng phát minh quan trọng nhất về kỹ thuật điện ảnh và qua đó trở thành người có thế lực nhất, có quyền gây sức ép với toàn bộ các công ty điện ảnh ở bờ Đông nước Mỹ. Để đối phó với tình trạng này, nhiều nhà điện ảnh đã rời bờ Đông đến California để xây dựng những nền tảng đầu tiên cho trung tâm điện ảnh lớn nhất thế giới sau này ở Hollywood. Chính tại Hollywood, điện ảnh Mỹ đã phát triển bùng nổ và chứng kiến sự xuất hiện của những nhà điện ảnh lớn đầu tiên như D.W. Griffith.

1.4. Nghệ thuật thứ bảy:

Từ năm 1908, không dừng lại ở mức một ngành công nghiệp giải trí đơn thuần, các nhà điện ảnh bắt đầu phát triển những bộ phim trở thành các tác phẩm nghệ thuật thực sự. Với những nỗ lực sáng tạo của những đạo diễn tiên phong như Georges Méliès hay D.W. Griffith, các bộ phim đã chuyển biến dần từ những phim tài liệu quay cảnh đời thực đơn thuần trở thành các bộ phim điện ảnh có nội dung và cốt truyện thực sự. Quá trình này được đánh dấu bằng sự ra đời của bộ phim L'Assassinat du duc de Guise (1908) ở Pháp và đặc biệt là The Birth of A Nation (1915) ở Mỹ. Ngôn ngữ điện ảnh bắt đầu hình thành, các thể loại phim dần dần được phân biệt rõ ràng với những loạt phim hình sự nổi tiếng như Fantômas (1913) của Louis Feuillade hay Dr. Mabuse, der Spieler (1922) của Fritz Lang.

Tại Đế quốc Nga, Yevgeni Bauer trở thành nhà điện ảnh lớn nhất của nước này trước Cách mạng Tháng Mười với những kỹ thuật quay đột phá như các cảnh quay dài (long take) hay di chuyển máy quay thay vì cố định một chỗ. Điện ảnh Đan Mạch cũng bắt đầu phát triển các bộ phim nghệ thuật thực sự, tiêu biểu là các tác phẩm của Urban Gad như l'Abîme (1910). Với truyền thống lâu đời về nghệ thuật biểu diễn, những người Ý cũng nhanh chóng đi đầu trong việc phát triển nghệ thuật điện ảnh với các bộ phim lịch sử như Gli ultimi giorni di Pompei (1908) của Luigi Maggi hay Cabiria (1914) của Giovanni Pastrone.

1.5. Kỷ nguyên vàng của phim câm:

Sau một giai đoạn khủng hoảng vì chiến tranh giai đoạn 1914 - 1918, các bộ phim câm bắt đầu được sản xuất hàng loạt, đồng thời với nó là sự vươn lên của nhiều nền điện ảnh mới. Liên Xô nổi lên như một nền điện ảnh giàu sức sáng tạo với đại diện tiêu biểu là đạo diễn huyền thoại Sergei Eisenstein, tác giả của Chiến hạm Potyomkin (Броненосец Потёмкин, 1925), một trong những bộ phim câm xuất sắc nhất.

Tại Hoa Kỳ, Hollywood bắt đầu trở thành kinh đô của điện ảnh Mỹ và thế giới, khu công nghiệp điện ảnh này không chỉ thu hút các tài năng điện ảnh của nước Mỹ mà còn là điểm đến của các nghệ sĩ điện ảnh nổi tiếng của châu Âu như Stroheim và Sternberg của Áo, Lubitsch của Đức hay Mauritz Stiller của Thụy Điển. Tuy vậy trụ cột của các hãng phim Mỹ lúc này vẫn là những ngôi sao bản địa như các đạo diễn D.W. Griffith, Cecil B. DeMille, King Vidor hay các diễn viên nổi tiếng Charlie Chaplin, Buster Keaton và Harold Lloyd.

1.6. Phim câm biến mất:

Hãng Warner Bros. của Hollywood là công ty đi đầu trong việc nghiên cứu áp dụng kỹ thuật thu tiếng đồng bộ. Năm 1926 công ty này cho ra đời bộ phim Don Juan khi lần đầu tiên phần nhạc được ghép trực tiếp vào cuộn phim. Và đến năm 1927, chính Warner Bros. đã ra mắt công chúng The Jazz Singer, bộ phim có tiếng đầu tiên trong lịch sử điện ảnh.

Với sự xuất hiện của việc thu tiếng đồng bộ, các bộ phim câm dần dần biến mất khỏi các rạp chiếu bóng ngay giai đoạn đầu thập niên 1930 (trừ một số nền công nghiệp điện ảnh như Nhật Bản). Phim câm ngừng sản xuất cũng đồng nghĩa với sự lụi tàn của một loạt ngôi sao phim câm vốn không thể bắt kịp với xu hướng điện ảnh mới, chỉ có một số người tiếp tục thành công và trở thành những huyền thoại thực sự của điện ảnh thế giới, đó là Charlie Chaplin, Laurel và Hardy hay Anh em nhà Marx.


2. Kỹ thuật phim câm:

2.1. Intertitle

Vì các bộ phim câm không có tiếng động hoặc lời thoại đồng bộ vì vậy để dẫn chuyện hoặc thoại ở những cảnh phim quan trọng, người ta sử dụng các bìa cứng có ghi chữ gọi là intertitle (bảng nội đề). Vì tầm quan trọng của các intertitle, những bìa cứng này được thực hiện khá cầu kì về mặt thẩm mỹ, nhất là phông chữ, khuôn hình, và trở thành một bộ phận không thể thiếu của các công đoạn sản xuất phim câm.

2.2. Nhạc sống và âm thanh

Thông thường để các bộ phim câm trở nên sinh động, trong quá trình chiếu phim thường có một ban nhạc sống đi kèm để biểu diễn các đoạn nhạc ở các cảnh phim cần thiết. Ngay buổi chiếu đầu tiên của anh em Lumière đã có sự xuất hiện của một nhạc công piano. Nhạc sống nhanh chóng trở thành bộ phận không thể thiếu của mỗi bộ phim, với các rạp phim nhỏ thường nhạc sống chỉ được thực hiện bởi 1 nhạc công piano, còn ở những rạp chiếu bóng lớn, hiện đại, thường người ta bố trí cả một nhóm nhạc hoặc đôi khi là một dàn nhạc thực sự để biểu diễn đồng thời với bộ phim.

Vào giai đoạn phát triển nhất của kỷ nguyên phim câm, công nghiệp điện ảnh thậm chí đã trở thành ngành công nghiệp tuyển dụng nhiều nhạc công nhất.

Bên cạnh nhạc sống, các nhà điện ảnh cũng tìm cách thêm thoại hoặc lời hát bằng các nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp tại rạp. Có thể kể tới những fitas cantatas, các vở operetta được thu hình của điện ảnh Brasil thời kì đầu, trong đó các ca sĩ hát ngay sau màn ảnh các bài hát có trên phim. Phim câm Nhật Bản lại được đặc trưng bởi các benshi, những người dẫn chuyện có mặt trực tiếp ở rạp để đọc các đoạn thoại hoặc các đoạn dẫn chuyện cần thiết, với các bộ phim nước ngoài, những benshi lại đóng vai trò người phiên dịch. Chính sự nổi tiếng của các benshi mà phim câm vẫn tiếp tục được sản xuất trong thập niên 1930 ở Nhật Bản.

2.3. Tốc độ khung hình

Cho đến khoảng năm 1925, phần lớn phim câm có tốc độ khung hình (frame rates) chậm hơn tốc độ khung hình của các phim có tiếng sau này, thường là từ 16 cho tới 23 khung hình một giây, tùy thuộc hãng và năm sản xuất (tốc độ phổ biến của phim có tiếng là 24 khung hình một giây).

2.4. Kỹ thuật diễn xuất

Vì không có âm thanh hoặc thoại vì vậy kỹ thuật diễn xuất trong các bộ phim câm đặc biệt chú trọng ngôn ngữ hình thể và biểu hiện vẻ mặt của diễn viên. Chính vì lý do này mà các bộ phim hài trở thành thể loại phổ biến trong kỷ nguyên phim câm hơn là các bộ phim tình cảm do việc truyền đạt cảm xúc hoặc ý tưởng hài hước tới khán giả là dễ dàng hơn.

Cũng chính vì sự khác biệt này nên khi phim có tiếng xuất hiện, rất nhiều diễn viên ngôi sao không thể làm quen với việc vừa diễn xuất hình thể vừa đọc thoại đã nhanh chóng trở nên lỗi thời và bị quên lãng.


3. Một số nhân vật nổi bật của thời kỳ phim câm

Đạo diễn
• Yevgeni Bauer
• Tod Browning
• Charlie Chaplin
• Cecil Blount DeMille
• Germaine Dulac
• John Ford
• Louis Feuillade
• Abel Gance
• D.W. Griffith
• Alice Guy
• Buster Keaton
• Fritz Lang
• Paul Leni
• Leo McCarey
• Georges Mélies
• Friedrich Wilhelm Murnau
• Fred Niblo
• Léonce Perret
• Mack Sennett
• Victor Sjöström
• Erich von Stroheim
• Robert Wiene
• Sergei Eisenstein

Diễn viên
• Roscoe "Fatty" Arbuckle
• John Barrymore
• Louise Brooks
• Lon Chaney
• Charlie Chaplin
• Douglas Fairbanks
• Greta Garbo
• John Gilbert
• Lillian Gish
• Laurel và Hardy
• Buster Keaton
• Max Linder
• Harold Lloyd
• Alla Nazimova
• Mary Pickford
• Max Schreck
• Gloria Swanson
• Hector Mann
• Rudolph Valentino


4. Một số bộ phim tiêu biểu của thời kì phim câm

• Das Kabinett des Doktor Caligari (1920, phim Đức) của Robert Wiene
• Nosferatu – Eine Symphonie des Grauens (1922, phim Đức) của Friedrich Wilhelm Murnau
• Sunrise (1927, phim Mỹ) của Friedrich Wilhelm Murnau
• The General (1927, phim Mỹ) của Buster Keaton
• Metropolis (1927, phim Đức) của Fritz Lang
• Thời đại tân kỳ (Modern Times 1936, phim Mỹ) của Charlie Chaplin
• Kœnigsmark (1923, phim Pháp) của Léonce Perret
• The Kid (1921, phim Mỹ) của Charlie Chaplin
• Chiến hạm Potyomkin (Броненосец Потёмкин, 1925, phim Liên Xô) của Sergei Eisenstein

Nguồn: Wikipedia
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
Sponsored content





[Lịch Sử] Lịch sử phim câm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Lịch Sử] Lịch sử phim câm   [Lịch Sử] Lịch sử phim câm Icon_c10

Về Đầu Trang Go down
 
[Lịch Sử] Lịch sử phim câm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nhạc Phim Xin Đừng Quên Em - Hu Die Fei Fei (TQ)
» Xem phim và...tính cách
» Nhạc phim Kế Hoạch A ( Trương Vệ Kiện)
» [Bình chọn] Phim hoạt hình hay nhất thế giới
» Do động đất, kế hoạch làm phim của Lâm Chí Dĩnh bị hoãn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Viet Fan's Club :: -‘๑’- Kiến thức điện ảnh -‘๑’- :: Lịch sử điện ảnh-
Chuyển đến