Viet Fan's Club
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Viet Fan's Club

-‘๑’- IDOL VIET -‘๑’- › ::[ Fan Club ]:: -‘๑’- Thế Giới Điện Ảnh › Thế Giới Giải Trí
 
PortalPortal  Trang ChínhTrang Chính  Music OnlineMusic Online  Xem Phim Onl/DownXem Phim Onl/Down  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Cánh Đồng Hoang (1979)

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Cánh Đồng Hoang (1979) Empty
Bài gửiTiêu đề: Cánh Đồng Hoang (1979)   Cánh Đồng Hoang (1979) Icon_c10Sun Mar 02, 2008 5:22 pm

Cánh đồng hoang - 1979

Cánh Đồng Hoang (1979) Images85978_phim3
Diễn viên Lâm Tới và Thúy An trong phim Cánh đồng hoang

Đạo diễn: Hồng Sến
Diễn viên: Lâm Tới, Thúy An

Giải thưởng:

* Giải vàng tại LHP quốc tế Maxcơva năm 1981

* Bông sen vàng LHP Việt Nam năm 1980

* Quay phim xuất sắc - Đường Tuấn Ba

* Nhạc phim hay nhất - Trịnh Công Sơn

* Biện kịch xuất sắc nhất

* Nam diễn viên xuất sắc nhất


Vùng Đồng Tháp Mười đồng nước mênh mông trong những ngày chiến tranh chống Mĩ là bối cảnh chính diễn ra trong phim. Hai vợ chồng Ba Đô và đứa con nhỏ sống trong một căn chòi nhỏ giữa dòng nước. Họ được giao nhiệm vụ giữ vững đường dây liên lạc giữa bộ đội của ta. Tác giả cố gắng tập truing khai thác vào cuộc sống thường nhật của đôi vợ chồng, như trồng lúa, bắt trăn, bắt cá, nuôi con... Xen kẽ là những cảnh truy lung quần thảo của máy bay trực thăng của quân đội Mĩ nhằm tìm ra cho được đội du kích hoạt động trong vùng đầm nước. Họ sống và chiến đấu tại vùng nước đí cho đến ngày Ba Đỏ bị máy bay bắn trúng. Trả thù cho chồng, vợ Ba Đỏ đã bắn cháy chiếc máy bay. Câu chuyện hết sức đơn giản, nhưng đã thành công trong việc thể hiện được ý chí chiến đấu vì lí tưởng cách mạng, lòng yêu nước của nhân vật trong phim. Ngoài ra, đạo diễn Hồng Sến đã tạo nên một thủ pháp so sánh chuẩn mực, sự tương phản đến ngạt thở. Một bên là chiếc máy bay gầm rú trên không, bên dưới hầm là đứa trẻ nhỏ đang khóc vì sợ. Có thể nói Cánh đồng hoang luôn ở vị trí hàng đầu trong nền điện ảnh của dân tộc.

Cánh Đồng Hoang (1979) Canhdonghoang3rw

orignal by Winterwhite


Được sửa bởi XiTeenNhoX ngày Thu Jun 12, 2008 6:30 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Cánh Đồng Hoang (1979) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cánh Đồng Hoang (1979)   Cánh Đồng Hoang (1979) Icon_c10Sun Mar 02, 2008 5:23 pm

Về đề tài chống Mỹ làm sau ngày giải phóng đất nước, không thể không nhắc tới các phim làm ở phía Nam – xưởng phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Nguyễn Đình Chiểu – như Địa chỉ để lại, Tình đất Củ Chi, Lê Thị Hồng Gấm, Pho tượng, Mùa gió chướng, và đặc biệt là sự thành công rực rỡ của bộ phim Cánh đồng hoang – Bông sen vàng Việt Nam, Huy chương vàng Liên hoan phim quốc tế Mát-xcơ-va 1981. Tác phẩm mang tính hiện đại ở chỗ: con người Việt Nam ở nơi tưởng như hoang dã này lại mang những ước vọng tư duy của thời đại, không phải chỉ hành động cho riêng mình, cho dân tộc mình, mà cho cả nhân loại.
Vấn đề đặt ra trong truyện phim là không phải kẻ thù chỉ nhằm giết đi một vài con người, mà chúng muốn tiêu diệt ý chí của một dân tộc. Và, chúng nghĩ rằng, việc đó làm được ở Việt Nam, thì chúng sẽ thực hiện được ở mọi nơi trên thế giới. Chính vì vậy mà nhân dân thế giới coi thắng lợi của nhân dân Việt Nam như thắng lợi của mình. Tầm thời đại của tác phẩm đã có sức thuyết phục hơn một trăm đoàn điện ảnh của các nước có mặt tại Đại hội liên hoan phim thế giới lớn nhất này. Các báo chí Liên Xô đã bình phẩm: “Các nhà điện ảnh Việt Nam đã làm cho các nhà điện ảnh thế giới phải chú ý tới bộ phim Cánh đồng hoang. Qua bộ phim, người xem hiểu thêm bọn xâm lược Mỹ đã đem lại cho nhân dân Việt Nam những tai họa và đau thương biết chừng nào, nhưng đồng thời cũng nói lên lòng dũng cảm và ngoan cường của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm…”. Điều đó đã được thể hiện thật rõ nét qua truyện phim.
Về mặt nghệ thuật, dư luận ở Đại hội cho rằng: “… Các tác giả đã diễn tả rất chân thật và sinh động đến mức làm cho người xem sửng sốt…”. Đặc biệt, báo Sự Thật – tờ báo của Đảng Cộng sản Liên Xô đã bình luận: “Phim Cánh đồng hoang là bản anh hùng ca giản dị và đầy tính trữ tình…”. Đóng góp vô cùng quan trọng vào thành công ấy chính là nghệ thuật viết kịch bản điện ảnh của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Có thể nói những phim về chiến tranh chống xâm lược mà nội dung chủ đề của nó là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã chiếm một vị trí quan trọng nhất trong toàn bộ nền phim truyện Việt Nam những năm 1959 – 1983. Chúng ta thấy rằng, một dấu nối đã bị ngắt quãng khá xa từ Con chim vành khuyên đến Mẹ vắng nhà là dòng phim mang chất thơ. Bằng phương pháp thể hiện giữa cái thực và cái ảo, mang nặng ký ức tuổi thơ, tác giả đã gây cho người xem một cảm xúc lắng đọng, có chiều sâu, phía sau của cuộc chiến tranh. Đến Cánh đồng hoang phương pháp so sánh, một ngôn ngữ sắc bén trong nghệ thuật điện ảnh, đã được tác giả thể hiện một cách tài tình. Sự tương phản trong cấu trúc, tình huống, tính cách nhân vật không cần tới sự minh họa dài dòng và phân biệt rõ thiện và ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa người và thú, làm cho tác phẩm mang tính triết lý sâu sắc và đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Sự thành công của Cánh đồng hoang còn ở chỗ vừa mang tính hiện đại vừa mang tính dân tộc, vừa đượm chất thơ trữ tình, vừa mang màu sắc huyền thoại. Đấy là những hình thức thể hiện nghệ thuật đầy sáng tạo của những người làm phim truyện Việt Nam trong các phim về đề tài chiến tranh, trong đó có nhà văn Nguyễn Quang Sáng – tác giả kịch bản phim thành công nhất của điện ảnh Việt Nam, Cánh đồng hoang.
Bộ phim Cánh đồng hoang đã có tiếng vang lớn trong nước và cả trên thế giới. Những người làm công tác điện ảnh nước ngoài đã nhạy cảm phát hiện ra những dấu hiệu đổi mới trong phim Việt Nam trong việc miêu tả con người và số phận thông qua Cánh đồng hoang. Nếu nói điện ảnh của chúng ta đã giành được thành tựu lớn cũng hoàn toàn đúng. Cùng trong một năm 1981, tại hai Liên hoan phim lớn thế giới, Lai-xích (Cộng hòa Dân chủ Đức), Mát-xcơ-va (Liên Xô), hai bộ phim của Việt Nam là Đường dây lên sông Đà và Cánh đồng hoang giành hai huy chương vàng. Nhưng công tác phê bình của nước ta đã không nhạy bén phát hiện, phân tích, lý giải và hướng dẫn người xem thấy được thành tựu lớn lao của nền điện ảnh dân tộc và những đóng góp quý báu của các nghệ sĩ. Đặc biệt đối với phim Cánh đồng hoang trong một thời gian khá dài đã tồn tại những quan niệm khác nhau về cái kết của phim, về hiện thực cuộc sống và hư cấu nghệ thuật mà không hề có ngòi bút của phê bình can thiệp. Có ý kiến cho rằng trong cuộc sống làm gì có một ngôi nhà của một đôi vợ chồng giao liên sống cô lập giữa một vùng đồng nước hoang vu như vậy? Ai bố trí? Ai nỡ lòng nào để họ sống như vậy? Máy bay giặc Mỹ quần đảo suốt ngày đêm làm gì mà ngôi nhà ấy lại đứng vững, lại vẹn toàn được như vậy?
Cảnh kết thúc của phim: thằng giặc lái Mỹ bị bắn chết, tấm ảnh vợ con hắn từ ngực áo rơi ra và dừng lại mấy giây đồng hồ trên màn ảnh, phải chăng là tác giả còn mủi lòng thương kẻ thù, mềm yếu trước cái chết của một tên lính Mỹ đã từng gây tội ác? Và không ít ý kiến đã đề nghị cắt bỏ cảnh đó.
Bây giờ thì mọi chuyện đã rõ ràng. Cánh đồng hoang đã trở thành niềm tự hào của ngành nghệ thuật phim truyện Việt Nam. Lần đầu tiên có một bộ phim truyện Việt Nam đã cắt nghĩa một cách sâu sắc, gợi cảm sức mạnh bất diệt của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam. Tính điển hình, tính khái quát nghệ thuật của bộ phim là ở chỗ: chỉ một con người với ngôi nhà trơ trọi giữa cánh đồng hoang mà giặc Mỹ đã dùng trăm phương ngàn kế vẫn không tiêu diệt nổi. Vậy thì Mỹ còn nói gì đến việc hủy diệt, đánh thắng được cả một dân tộc!
Cảnh kết chứa đựng chủ nghĩa nhân đạo cao, mà người xem nước ngoài rất ca ngợi, không những phù hợp với khát vọng của nhân loại tiến bộ trên thế giới vì hòa bình và nhân đạo, đồng thời còn ẩn cái ý sâu xa, rằng trong cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam, không chỉ nhân dân Việt Nam chịu hậu quả mất mát đau thương mà ngay cả những người lính Mỹ và vợ con gia đình họ cũng phải gánh chịu tấn bi kịch đó, người Việt Nam không chỉ đấu tranh cho độc lập tự do của mình mà còn mong muốn hòa bình hạnh phúc cho mọi người, cả đối với nhân dân Mỹ.

original by quyenlove


Được sửa bởi XiTeenNhoX ngày Thu Jun 12, 2008 6:31 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
giaan123
Thành viên mới
Thành viên mới
avatar


Nữ Tổng số bài gửi : 58
Age : 28
Đến từ : Việt Nam
Công việc/ Sở thích : Học sinh/ Lên mạng, đi chơi với bồ
Thần tượng của bạn : Lâm Y Thần
Registration date : 02/03/2008

Cánh Đồng Hoang (1979) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cánh Đồng Hoang (1979)   Cánh Đồng Hoang (1979) Icon_c10Thu Mar 06, 2008 12:01 pm

Phim VN bây giờ nếu có những phim hay như vậy thì tốt biết bao ....
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
Sponsored content





Cánh Đồng Hoang (1979) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cánh Đồng Hoang (1979)   Cánh Đồng Hoang (1979) Icon_c10

Về Đầu Trang Go down
 
Cánh Đồng Hoang (1979)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Viet Fan's Club :: -‘๑’- Kiến thức điện ảnh -‘๑’- :: Tác phẩm kinh điển :: Phim Việt Nam còn mãi với thời gian-
Chuyển đến