Viet Fan's Club
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Viet Fan's Club

-‘๑’- IDOL VIET -‘๑’- › ::[ Fan Club ]:: -‘๑’- Thế Giới Điện Ảnh › Thế Giới Giải Trí
 
PortalPortal  Trang ChínhTrang Chính  Music OnlineMusic Online  Xem Phim Onl/DownXem Phim Onl/Down  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...

Go down 
Tác giảThông điệp
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:42 pm

Lịch sử phát triển của manga

Năm 1815, từ manga được tạo ra bởi nghệ sĩ khắc gỗ nổi tiếng Hokusai. Ông dùng hai âm Hán - man (''tự do'') và ga (''bức tranh'') để diễn tả ''truyện tranh'' của mình. Thế nhưng, một thiên niên kỷ trước Hokusai, Nhật Bản đã có manga, dưới dạng những bức tranh cuộn với từng chuỗi các hình và chữ liên kết với nhau để kể chuyện. Những bức tranh cuộn đầu tiên (Bức bên trái từ thế kỷ 12) là dành riêng cho tầng lớp thượng lưu thời đó nhưng manga ngày này thì chủ yếu dành cho đông đảo quần chúng. Vào cuối thế kỷ 18, sự thay đổi mạnh mẽ về văn hoá đã diễn ra ở tầng lớp trung lưu khi họ sáng tác ra những tác phẩm giống manga cho đông đảo quần chúng. Sách được in bằng khuôn gỗ. Những truyện dành cho người lớn có sự tường thuật và những đoạn đối thoại được viết bằng chữ mờ đã tạo ra thể loại kết hợp cả chữ và tranh. Cũng giống như manga, thể loại này bao gồm: hài hước, kịch, phiêu lưu và cả khiêu *** nữa. Khi Nhật Bản tiếp thu nền văn hoá, kỹ thuật và kiến thức phương Tây vào cuối thế kỷ 19 thì những ''manga'' này bị thay thế bởi sự lai tạp giữa truyền thống và hoạt hoạ phương Tây. Nửa sau thế kỷ 20, truyện
tranh Nhật Bản và Mỹ tuy có nhiều sự giống nhau và đều rất phổ biến nhưng Nhật Bản vẽ ''manga'' còn Mỹ thì vẽ ''comics''.

Một trong những hoạ sĩ nổi tiếng nhất trong nền manga hiện đại, Tezuka Osamu, ''vị thần manga'' với bộ Mighty Atom, bộ manga nổi tiếng nhất của ông, bộ truyện đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới; vào những năm 60 đã được chiếu rộng rãi trên truyền hình ở Mỹ dưới tên Astro Boy. Trong cuốn tiểu sử tự thuật của ông, Tezuka đã giải thích tại sao manga của ông lại khác những bậc tiền bối:

Hầu hết những bộ manga trước đây thường chia thành hai phe đối lập như tình tiết trong các vở kịch. Nhân vật chính ở sân khấu bên trái còn sân khấu bên phải thì phụ thuộc nhiều vào tác giả. Khi tôi nhận ra rằng việc miêu tả tâm lý nhân vật rất quan trọng, tôi đã cố gắng để dạy học trò của mình về những kỹ nghệ điện ảnh trong phim Đức và Pháp. Lúc đó tôi thấy cần phải tiến lại gần hơn, nhìn từ nhiều góc độ một nhân vật. Chính vì thế, tôi cố gắng dùng thật nhiều khung hình và nhiều trang để ''ghi lại'' (capture) những chuyển động và những trạng thái tình cảm mà trước đó, người ta thường chỉ dùng một khung hình mà thôi. Khi tôi kết thúc một công việc thì số trang tối thiểu của một bộ lên đến trên 1000 trang dài. Tiềm lực của manga ko phải chỉ là gây cười, tạo nước mắt, làm sợ hãi hay tức giận; tôi xây dựng những câu truyện có kết thúc ko nhất thiết là tốt đẹp.
Sau một thời gian đi vẽ tranh hoạt hoạ vui cho các tờ báo, Tezuka bắt đầu xuất bản truyện tranh vào năm 1947 với bộ New Treasure Island(Hòn đảo giấu vàng !!!), một truyện đã được xuất bản dưới dạng akahon (tiếng Nhật: aka-đỏ; hon-sách; akahon: sách đỏ), một loại truyện tranh giá rẻ với mực đỏ ''loè loẹt'' ở bìa. Akahon là một ngành công nghiệp mới phát triển ở Nhật thời đó, có tác dụng cung cấp sách giải trí cho trẻ em với giá rẻ trong thời gian Nhật Bản vừa thoát khỏi chiến tranh. New Treasure Island đã lật lịch sử manga sang trang mới. Bộ truyện đã bán được trên 400,000 bản. Tezuka chuyển đến ở một căn hộ ở Tokyo, nơi trung tâm của các nhà xuất bản và nhanh ***ng đào tạo ra rất nhiều mangaka(hoạ sĩ vẽ manga) nổi tiếng, những người đã giúp ông rất nhiều. Sự cách tân của Tezuka và các học trò của mình trong manga đã làm biến đổi thị trường manga: trẻ em, lớn lên trong những bộ manga của Tezuka và học trò, không giống như những bậc trưởng bối, vẫn tiếp tục đọc manga khi họ lên trung học cơ sở, phổ thông và đại học.


Phân loại Manga :

Manga dành cho con trai

Năm 1954, khi truyền hình bắt đầu phát sóng, mới có 866 TV. Đến năm 1959, đã có hơn 2 triệu. Những chương trình hàng tuần trênTV bắt đầu giới thiệu về các ngành thông tin và giải trí trong thời gian hậu chiến tranh ở Nhật. Năm 1956, lăng xê các tạp chí hàng tuần bắt đầu phát triển. Đến năm 1959, tuần báo dành cho trẻ em bắt đầu. Ban đầu, chủ yếu là các thông tin chung và giải trí, manga chiếm chưa đến 40% nội dung. Lưu hành của loại hình này cũng thấp, vào khoảng 200,000. Ngay sau đó, các nhà xuất bản phát hiện rằng, nếu manga càng được in nhiều thì họ càng bán được nhiều.

Ở Nhật Bản, chính phủ ko quản lý ngành công nghiệp truyện tranh như ở Mỹ. Ngành này tiếp tục phát triển. Những truyện phiêu lưu và giả tưởng như truyện của Tezuka đã thống trị các tạp chí shounen (tạp chí dành cho boys). Đến cuối những năm 50, một thể loại manga mới ra đời (gekiga), tinh vi và đứng đắn hơn ra đời. Sự độc ác, sâu sắc và bạo lực đã làm manga trở nên ''thật'' hơn về cả cách vẽ lẫn nội dung. Những hoạ sĩ vẽ manga gekiga nổi tiếng: Sanpei Shirato và Takao Saitoh, nổi tiếng với các bộ The Legend of Kamui (Huyền thoại Kamui) và Golgo 13.

Cuối những năm 60, manga seinen (manga dành cho tuổi trẻ) chiếm lĩnh thị trường. Các hoạ sĩ chuyển sang thể loại shounen (dành cho boys) nhưng nhiều hoạ sĩ khác thì làm việc trong các tạp chí seinen, loại tạp chí dần dần chiếm mất thị trường của shounen. Các tạp chí shounen đã cố gắng để lấy lại thể loạ gekiga để thu hút được các độc giả cũ. Trong cuộc chiến dành độc giả, shounen đã mất đi những cậu bé thuộc lứa tuổi thấp, những độc giả truyền thống trước đây của thể loại này. Năm 1968, tạp chí Jump ra đời và trung thành với tầng lớp preteen (những người đọc < 13 tuổi) và dẫn đầu trong đầu những năm 70. Nhờ điều đó, Jump thu hút được hầu hết các mangaka nổi tiếng nhất trong khi những nhà xuất bản khác phải nới lỏng dần chính sách với các mangaka. Sau đó, Jump tiếp tục cho ra đời những bộ manga dài tập như Dragon Ball (tác giả: Akira Toriyama) và tiếp theo là Slam Dunk (tác giả: Inoue Takehiko). Năm 1980, số bán ra là 3 triệu, 1985, 4 triệu, 1988, 5 triệu, 1994, con số kỉ lục, 6.2 triệu, bỏ xa bất cứ nhà xuất bản nổi tiếng nào khác của Nhật. Vào năm 1994, hai nhà xuất bản đứng sau đạt 3.74 triệu và 1.27 triệu.

Manga dành cho con gái

Giống như shounen manga, manga shoujo (manga dành cho girls) phát triển mạnh vào thập kỷ sau năm 1945. Các tạp chí dành cho học sinh nữ trung học cơ sở đã cho vẽ các tranh vui như các tạp chí Mỹ cho đến năm 1954 khi Tezuka mở đầu cho việc vẽ manga dài tập với nhiều tình tiết phiêu lưu, fantasy, lãng mạn hơn trong truyện Ribon no kishi (Hiệp sỹ Ribbon). Vào những năm 50 và đầu những năm 60, các mangaka nam vẽ cả shounen và shoujo. Mối quan hệ mẹ - con gái chiếm ưu thế. Các truyện về quan hệ boys - girls trở nên hiếm, nhất là phụ thuộc theo lứa tuổi. Năm 1963, shoujo manga được đăng hàng tuần.

Các nhà xuất bản rơi vào tình trạn khan hiếm hoạ sĩ và họ bắt đầu tìm đến những hoạ sĩ nữ. Từ năm 1967 đến 1969, hàng loạt các hoạ sĩ mới xuất hiện, đặc biệt là thế hệ những hoạ sĩ tên tuổi sinh vào năm 49: Môt Hagio (nổi tiếng với Họ là Eleven va A, A), Yumiko Ohshima, Keiko Takemiya (Toward the Terra - Thẳng đến Terra), Riyo Ikeda (Rose of Versailles - hoa hồng Véc-sai, xem bên trái) và Ryoko Yamagishi. Họ tiếp tục phát triển và vượt quá giới hạn truyền thống như trong Hoa hồng Véc-sai, tiếp tục cho thêm nhiều tình tiết, cốt truyện và kiểu nhân vật để thu hút các độc giả lớn tuổi hơn. Một cách kỳ lạ, những tạp chí shoujo hàng tuần bắt đầu kết thúc. Các hoạ sĩ cảm thấy rằng in hàng tuần sẽ gò bó họ trong việc phát triển hành động nhân vật và chính vì thế công việc thật khó khắn. In hàng tuần chuyển dần sang hai tuần một lần, và sau đó là hàng tháng.

Cuối những năm 70, shoujo manga ko còn thuần nhất nữa. Truyện viễn tưởng, phiêu lưu và tình cảm đồng giới trở thành dòng chủ đạo. Đầu những năm 80, những thể loại manga dành cho ''ladies'' (girls lớn tuổi) ra đời nhưng ko được hưởng ứng nhiệt tình. Phụ nữ sinh sau năm 1950 tiếp tục trung thành với shoujo manga. Bộ Margaret làm nhiều người đọc manga cổ điển phải đỏ mặt vì nội dung quá cách tân của nó. Bộ Hana to yumi tiếp tục thể loại viễn tưởng và fantasy. Bộ Margaret Special tiếp tục lấn tới hơn nữa về cách vẽ.

Ngày nay, nhiều người Mỹ đọc tiểu thuyết trên tàu. Nhưng ở Nhật Bản, mọi người, kể cả thương gia, đọc truyện tranh trên tàu...
************************************************** ******************************
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:43 pm

..........Những năm đầu phát triển......
Đầu thế kỷ 20 các hoạ sĩ Nhật bản bắt đầu nhận thức ra 2 phát minh quan trọng của phương Tây: biếm họa trên báo và điện ảnh. Thể hiện qua những bong bóng tròn chữ và lối kể chuyện trực diện dễ hiểu, biếm họa giúp các tác giả Nhật Bản phương tiện có thể đem những câu chuyện đến với công chúng đọc giả. Những tác giả được nhiều người biết đến như Rakiten Kitazawa và Ippei Okamoto lần lượt phát hành các ấn bản hang kỳ riêng của mình, góp phần cho sự hình thành truyện tranh Nhật Bản hiện đại hay còn gọi là "manga".

Năm 1914, các hoạ sĩ biếm họa là những người đầu tiên đi tiên phong trong việc thử nghiệm chuyển động hoạt hình. Thành công đầu tiên của Nhật bản là Momotaro (1918), một phim ngắn của Kitayama Seitaro.

Phát triển chậm nhưng ngành công nghiệp hoạt hình Nhật Bản thời đó đã xác lập một cột mốc quan trọng: Chikara To Onna No Yononaka - xuất hiện vào năm 1932 phim ngắn đầu tiên có lồ*ng tiếng.


Ở các nơi khác trên thế giới, công nghiệp hoạt hình không chỉ phát triển mà đã có những thành tựu vượt bậc. Người dẫn đầu là Walt Disney và anh em nhà Fleisher. Khó có thể tưởng tượng sự kinh ngạc lúc bấy giờ khi nghe đến chuyện Walt Disney làm phim hoạt hình dài màn ảnh rộng. Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn ra mắt vào năm 1937 đã gạt bỏ mọi lời xầm xì và Disney cho thấy phim hoạt hình không hề kém phim người thật đóng cả về góc độ phương tiện thể hiện và chi phí sản xuất !

Ảnh hưởng và sự nổi tiếng của phim hoạt hình của Walt Disney và anh em nhà Fleishers không chỉ giới hạn ở nước Mỹ. Trước thế chiến thứ 2, chúng đã được trình chiếu và đón nhận ở Châu Âu và Châu Á. Những phim này nhen nhúm hoài bão và mơ ước nơi một chàng trai trẻ mà sau này sẽ thay đổi hoàn toàn bộ mặt của truyện tranh Nhật Bản.

Thần Tezuka

Có lẽ khó tin nhưng thật sự thành công của cả 2 ngành công nghiệp anime và manga đều có nguồn gốc từ một người: Osamu Tezuka. Yêu thích truyện tranh, Tezuka bắt đầu sự nghiệp sau thế chiến thứ 2. Ông chỉ mới 20 tuổi lúc tác phẩm đáng kể đầu tiên ra đời vào năm 1947. Đó là truyện tranh dài dạng tiểu thuyết Shintakarajima hay còn được nhiều người biết đến "New Treasure Island". Chỉ trong vài năm sau đó, ông đã trở thành họa sĩ manga nổi tiếng nhất và dần dần được người ta mệnh danh "Thần Manga".

Cách tiếp cận của Tezuka mang tính cách mạng so với những gì trước đó. Trong khi hầu hết manga đương thời kể chuyện theo lối trực diện từng bước một thì lối thể hiện của Tezuka xoáy sâu vào hành động và tình cảm. Ông vay mượn kỹ thuật điện ảnh của Đức và Pháp, kéo dài câu chuyện lên cả trăm trang. Để khắc sâu một cảm xúc, một cảnh có thể thể hiện chậm qua nhiều trang. Và cách kể chuyện này của Tezuka chính là của một người làm phim. Trong quá trình ông cũng đào tạo một thế hệ các họa sĩ cách tạo lập hình ảnh và kết cấu câu chuyện thật sống động
Đối với các fan manga và anime, đóng góp dễ thấy nhất của Tezuka là cách ông vẽ các nhân vật. Nghiên cứu phong cách thể hiện tình cảm để kể những câu chuyện phức tạp, Tezuka quay về hoạt hình Disney thời tiền chiến mà lúc bé ông rất thích. Giống như Chuột Mickey hay Vịt Donald, các nhân vật người và thú của Tezuka đều có đầu tròn và cặp mắt rất to. Dù trông khá đơn giản và mang đậm nét tranh biếm trên báo, những đặc điểm này cho phép nhân vật thể hiện nhiều loại tình cảm cảm xúc khác nhau từ nịnh bợ ton hót đến căm ghét thù hận.

Những thế hệ hoạ sĩ manga và anime sau đã khám phá ra sự linh hoạt của phong cách vẽ nhân vật của Tezuka và áp dụng có thay đổi đôi chút từng bước một vào các tác phẩm của mình. Điều này dẫn đến phong cách nhân vật manga ngày nay với khuông mặt đơn giản và đôi mắt đầy ánh nước long lanh. Thủy Thủ Mặt Trăng, Speed Racer hay ngay cả Ash Ketchun đều phải cám ơn Tezuka đã giúp chúng có đường nét vẽ đẹp như ngày nay. Thành công lớn của Tezuka với tư cách họa sĩ manga dần dần tác động trực tiếp vào ngành công nghiệp hoạt hình thời hậu chiến.



Giữa những năm 50, Hiroshi Okawa làm chủ tịch công ty phim Toei. Ước mơ của Okawa là lập nên một studio ở Châu Á sản xuất phim hoạt hình với tầm cỡ tương tự như studio của Walt Disney ở Mỹ. Năm 1956, Toei Animation được thành lập và hai năm sau, công ty phát hành phim hoạt hình dài đầu tiên: The Tale of the White Serpent. Dựa trên truyền thuyết Trung Hoa, The Tale of the White Serpent có nội dung nặng nề hơn những phim của Disney. Phim tiếp theo của Toei: The Mischievous Prince Slay the Giant Serpent (1963); The Adventure of Horus, Prince of the Sun (1966); và Puss in Boots (1967) đã tạo nền tảng cho phong cách hoạt hình nghiêm túc và người lớn, khác hẳn những phim hoạt hình thường thấy trước đó. Ba phim cuối được đạo diễn bởi Yasuji Mari, có sự tham gia của 2 người sau này trở thành cây cổ thụ của ngành công nghiệp là Isao Takahata và Hayao Miyazaki.
Tezuka chính thức tham gia lãnh vực hoạt hình anime năm 1958 khi ông thực hiện kịch bản, phân cảnh và thiết kế nhân vật cho một anime dựa trên nguyên tác "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân. (7 viên ngọc rồng cũng lấy ý tưởng từ đây) Cùng thời gian phim được công chiếu với cái tên Alakazam The Great, Tezuka thành lập Phân bang Sản Xuất Hoạt Hình Osamu Tezuka, sau này được gọi Mushi Production. Mục tiêu của ông là sản xuất những phim hoạt hình màn ảnh rộng cũng những tập anime serie cho ngành truyền hình đang nổi lên
Serie đầu tiên của Mushi Production là Tetsuwan Atom (Astro Boy) ra mắt chỉ vài tháng sau phim hoạt hình truyền hình nội địa đầu tiên, Otagi Manga Calendar hay "Manga Stories Calendar" - loạt hoạt hình ngắn về lịch sử. Với 2 màu đen trắng thời đó, Tetsuwan Atom là chương trình hoạt hình giả tưởng hàng kỳ đầu tiên. Dựa trên serie manga cùng tên, Tetsuwan Atom là những mẫu chuyện về cậu bé người máy chống kẻ ác và bảo vệ bạn bè và người thân. Serie rất ăn khách và sau đó người ta đã phát hành nó ra khắp toàn cầu.
Thấy sự thành công của serie đầu tiên được bảo đảm, Tezuka nhanh chóng mang những tác phẩm manga khác của mình làm thành chương trình hoạt hình. Jungle Taitei (Kimba the White Lion) là chương trình hoạt hình đầu tiên của Nhật Bản xuất hiện dạng màu và cũng là chương trình đầu tiên có một nhà đồng sản xuất từ Mỹ. NBC Television giúp cung cấp tài chính cho serie và phân phối ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên, NBC cũng có một số quyền nhất định trong việc kiểm soát serie, giới hạn khả năng phóng tác của Tezuka. Trong câu chuyện nguyên thủy, nhân vật chính Kimba lớn lên và trưởng thành. Trong TV serie thì Kimba vẫn mãi là chú sư tử con theo như yêu cầu từ NBC. Sau này, Tezuka vượt qua được rào cản của NBC và làm phần tiếp theo Jungle Taitei Susume Leo! (Leo The Lion)
Mushi tiếp tục làm nhiều chương trình hoạt hình cho TV và thỉnh thoảng một vài hoạt hình dài màn ảnh rộng như Senya Ichiya Monogatori. Vì nhiều lý do 1 thời gian sau công ty bị phá sản. Người ta bảo sau đó không phải Tezuka "trở về với việc vẽ truyện tranh" vì thực sự chưa bao giờ ông ngừng vẽ chúng. Trong suốt thời gian làm hoạt hình, ông vẫn tiếp tục cho ra lò những truyện mới mẽ và hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường manga. Có khác chăng là bây giờ ông nhường lại việc chuyển tác hoạt hình các manga của ông như là Bác Sĩ Quái Dị hay Ambassador Mamga cho những người khác.

Sự phát triển của thập kỷ 70

Các serie hoạt hình TV vào những năm 60 dù mới mẽ và hấp dẫn nhưng vẫn là dành riêng cho trẻ em. Phần lớn các chương trình TV đều theo rập khuông thiện ác, trắng đen. Tất cả điều này đã thay đổi ở thập kỷ 70. Người ta bắt đầu làm anime TV với cách tiếp cận tinh vi và phức tạp hơn. Không gì rõ hơn Lupin Sensei từ nguyên tác manga của Monkey Punch. Lupin Sensei xoay quanh nhân vật chính là tay trộm lừng danh. Lấy cảm hứng từ câu chuyện ly kỳ với lối châm biếm ý nhị của nhà văn pháp Maurice Leblanc vào những năm 1920, serie anime mang phong cách nữa đùa nữa thật, nữa hài hước nữa nữa phiêu lưu mạo hiểm. Với hài hước kiểu người lớn và đôi chút bạo lực, Lupin Sensei nhắm vào những khán giả lớn tuổi hơn. Thành công của nó kéo theo 2 TV serie và nhiều phim màn ảnh rộng.
Thể loại khoa học viễn tưởng là nơi hoạt hình truyền hình có những chuyển biến mang tính cách mạng nhất. Các serie như Kagaku Ninja-tai Gatchaman (Battle of the Planets), Great Mazinger và Uchu no Kishi Tekkaman từng làm người xem thích thú với robot và phi thuyền. Nhưng mãi đến Uchu Senkan Yamato (Star Blazer) mới thật sự thu hút sự cuồng nhiệt của khán giả TV Nhật Bản. Serie kể về những thành viên của con tàu phi thuyền Yamato cố gắng cứu nhân loại khỏi sự hủy diệt từ sự tấn công của kẻ địch ngoài trái đất. Yamato cho thấy rằng có một thị trường khán giả của thể loại hoạt hình du hành ngoài hành tinh nhiều tập. Serie rất được yêu thích và trở nên rất nổi tiếng tiếng. Sau này được làm thành nhiều anime màn ảnh rộng.
Thế hệ sau Tezuka, Hoạ sĩ Leiji Matsumoto đã mang cho Yamato phong cách mecha và nhân vật linh hoạt và sống động. Ông cũng đóng góp cho cốt truyện đã khá phức tạp với những cảm xúc rất con người. Matsumoto sau đó còn đóng góp tài năng của mình cho các serie TV nổi tiếng không kém như Uchu Kaizoku Captain Harlock và phim Galaxy Express 999 (1979).
Robot khổng lồ" đã liên tục thống trị hoạt hình Nhật Bản từ thời Tetsujin 28 vào năm 1966. Mảng robot trong thể loại khoa học viễn tưởng được nhìn nhận với con mắt khác hẳn khi Mobile Suit Gundam công chiều đầu tiên vào năm 1979. Kết hợp yếu tố hoành tráng của Yamato với mecha không lồ của Tetsujin 28 go (Gigantor), MS Gundam là một serie robot không gian hấp dẫn, sâu sắc và thông minh. Câu chuyện về cuộc chiến ở tương lai với các bên đối địch ra trận với những mecha người máy được trang bị vũ khí có người lái. Các phi công này giống như "mặc" bộ giáp robo không lồ vậy.
Đầu tiên chỉ thành công ở mức khiêm tốn, Mobile Suite Gundam nhanh chóng trở thành cơn sốt toàn quốc khi serie được chiếu lại và sau này được biên tập thành 3 anime màn ảnh rộng. Thêm vào đó hàng loạt các đồ chơi mô hình mecha trong serie được bán rộng kháp các cửa hiệu đồ chơi. Không lâu sau là các anime Gundam mới, video và TV phần tiếp theo.
Nhiều serie không gian nổi lên sau đó và chiếm lĩnh vị trí của Gundam. Hai serie nổi tiếng nhất là Sokokihei Votoms (Armor Trooper Votorms) và Macross. Cả 2 thu hút 1 cộng đồng các fan yêu thích khổng lồ và ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy các đường nét của những serie này xuất hiện trong các anime mới dưới hình thức này hay hình thức khác
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:43 pm

.......BÙNG NỔ.......

Thập kỷ 80 bắt đầu, các nhà sản xuất TV và phim tìm mọi cách để bắt kịp nhu cầu ngày càng tăng các chương trình hoạt hình mang tính phức tạp và hấp dẫn. Tình hình càng trở nên căng thảng hơn khi thị trường video gia đình bùng nổ một vài năm sau đó. Giờ đây các fan Nhật bản có thể mua những TV serie và phim anime mà họ yêu thích. Các công ty sản xuất bắt đầu bỏ qua phương tiện giải trí truyền thống là TV và rạp chiếu bóng và phát hành nhiều anime thẳng thành video. Để bắt kịp thị trường ngày càng lớn, các nhà sản xuất anime chú ý hơn vào thị trường manga khổng lồ để lấy ý tưởng làm phim. Một trong những họa sĩ đầu tiên hưởng lợi từ sự thay đổi này là Akira Toriyama: serie Dr Slump được làm anime và ngay lập tức trở thành 1 thành công lớn. Năm 1986, chuyển thể anime từ Dragon Ball của ông đã trở thành TV serie nổi tiếng nhất Nhật Bản.
Với phong cách hài hước nhẹ nhàng và fantasy giống như Toriyama, Rumiko Takahashi thống trị TV và video suốt thập kỷ 80 và 90. Đầu tiên Urusei Yatsura và sau đó Ranma 1/2, bà đã làm say mê khán giả mọi lứa tuổi. Serie quan trọng khác của bà, Maison Ikkoku thật sự là 1 manga vượt lên mô típ truyền thống của thể loại manga hài hước lãng mạn.
Ở 1 thái cực khác với Takahashi là Go Nagai, họa sĩ nổi danh với những manga "đen". Anime chuyển tác từ tác phẩm của ông bắt đầu vào năm 1972 với serie TV Devilman. Thị trường "phát hành thẳng thành video" đã từng bước hình thành và anime dành cho người lớn có thể vượt qua những giới hạn và rào cản đặt ra bởi sự kiểm duyệt TV. Các chương trình gợi cảm và quái quái như Kekko Kamen của Nagai có nữ nhân vật chính thích.... khoả thân, giờ đây có thể sản xuất và phát hành cho thị trường video.
Trong những năm 80, tiểu thuyết viễn tưởng được thúc đẩy bởi những bước tiến đột phá về khoa học kỹ thuật. Từ tiểu thuyết của William Gibson, Bruce Sterling và Neal Stephenson hình thành nên thể loại truyên xoay quanh thực tế ảo, những mảng tăm tối về thế giới hackers và sự mênh mông vô định của mạng ảo. Năm 1982, phim khoa học viễn tưởng Blade Runner định nghĩa lại sự nhìn nhận của người ta về tương lại. Các tác giả manga và anime Nhật Bản là những người đầu tiên thật sự phát triễn cái nhìn mới này và đưa vào các tác phẩm của họ.
Phim đầu tiên và có lẽ hay nhất là của đạo diễn/ họa sĩ Katsuhiro Otamo. Akira (1988) không chỉ thành công vang dội quốc tế mà còn khai mở một phong cách anime mới. Các anime được nhiều người biết đến sau này như Bubblegum Crisis và AD Police đều chịu sự ảnh hưởng và mang tính cách cùng nhịp độ dồn dập của Akira.Năm 1987, Otomo tham gia 2 phần nhỏ của Neo-Tokyo và Robot Carnival. Hai phim giúp giới thiệu "anime kiểu mới" đến công chúng khán giả. Đồng thời thể hiện tài năng nổi lên của các nhà làm hoạt hình như Otomo, Rin Taro, Yoshiaki Kawajiri, Atsuko Fukushima, Hiroyuki Kitazume, Mao Lamdo, Hidetoshi Omari, Kaji Morimato, Yasomi Umetsu, Hiroyuki Kitakubo và Takashi Nakamura.
Ảnh hưởng không kém là tác phẩm của Masamune Shirow. Qua chuyển tác manga Appleseed của ông và tài đạo diễn Black Magic M-66, ông đã giới thiệu một tương lai mà lằn ranh giữa kỹ thuật và con người bắt đầu được xóa nhòa. Kiệt tác gần đây, anime Kokaku Kidoutai (1995) (Ghost in The Shell) đánh dấu sự trở lại của ông với chủ đề con người và máy móc.
Không phải anime mới nào cũng mang tính "hip" như của Shirow hay Otomo. Có một số anime khá nghiêm túc. Keiji Nakazawa viết ký ức 1 người sống sót của Hiroshima trong manga đầy xúc động Barefoot Gen. Đạo diễn Masaki Mari đã chuyển tác thành một anime thật sự ấn tượng vào năm 1983. 1 bối cảnh và cốt truyện tương tự, Hotaru No Haka (Grave of Fireflies) nói về sự chống chọi với cuộc sống của hai anh em mồ côi sau trận bom lửa ở Tokyo. Ít phim người thật đóng nào mà có thể mang đến cho người xem sự khủng khiếp trần trụi của chiến tranh như hai phim hoạt hình trên.
Thay vì trước chỉ chuộng thể loại hài và hành động, khán giả giờ đây yêu thích nhiều loại phim hoạt hình khác nhau. Đáp lại, các nhà sản xuất anime đi vào văn học Nhật Bản để tìm cảm hứng. Anime Genji Monogatari (The Tale of Genji) được thực hiện dựa trên kiệt tác văn học cổ của Murasaki Shikibu. Ginga Tetsudo no Yoru (Night on Galactic Railroad) cũng lấy cảm hứng từ 1 Cuốn sách của nhà viết sách cho trẻ em đồng thời là triết gia của thế kỷ 20. Sự thành công của những phim này cho thấy anime cuối cùng đã vượt khỏi giới hạn "chỉ cho con nít" trước đây và được nhiều người lớn ưa chuộng và đánh giá cao.
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:43 pm

........PHONG CÁCH MỚI.......


Trong sự bùng nổ anime ở thập kỷ 80, hai công ty sản xuất nổi lên: Gainax và Studio Ghibli. Thành lập bởi Toshio Okada, Gainax tập hợp một nhóm thuộc thế hệ đầu tiên các nhà làm phim xuất phát từ fan. Thôi thúc bởi lòng nhiệt thành và đam mê, Gainax đã sản xuất những anime nổi tiếng và ấn tượng nhất của thập kỷ 80 và 90. Video đầu tiên của Gainax là Otaku no Video phản ánh một thế giới kỳ dị của các fan anime. Anime kế tiếp, Gainax đã gây bất ngờ cho mọi người với một kiệt tác khoa học viễn tưởng Oneamitsu No Tsubasa Oritsu Uchu Gun (The Wings of Honneamise). Video serie Top O Nerae! Gunbuster (Gunbuster) và TV serie No Umi No Nadia (Nadia The Secret of Blue Water) thể hiện tài năng của Studio trong thể lọai phiêu lưu, viễn tưởng mang tính lịch sử. Cuối cùng Gainax đã xác định vị trí hành đầu của mình với serie TV khoa học viễn tưởng Shin Seiki Evangelion (Neon Genesis Evangelion)
Studio Ghibli được thành lập từ sự hợp tác lâu năm của hai nhà làm họat hình: Isao Takahata và Hayao Miyazaki. Cả hai tham gia thực hiện nhiều dự án TV và phim của Toei trong những năm 1960. Năm 1971, hai ông đạo diễn serie Lupin TV và sau đó hợp tác serie phiêu lưu trẻ em Mirai no Shonen Conan (Future Boy Conan). Tài đạo diễn thật sự ấn tượng đầu tiên của Miyazaki là Cagliostro No Shiro (Castle of Cagliostro) được phát hành năm 1978. Sự thành công của phim được nối tiếp bởi một lọat phim mang dấu ấn: Kaze no Tani No Nausicaa (Nausicaa of the Valley of the Wind), Tenku No Shiro Rapyuta (Laputa: Castle in the Sky), Tonari No Totoro (My Neighbor Totoro), Majo No Takkyubin (Kiki's Delivery Service), Kurenai No Tuta/Porco Rosso (Crimson Pig), Heisei Tanuki Gassen Ponpoko (Present-Day Great Raccoon War Ponpoko) và Mononoke Hime (Princess Mononoke). Ngoài những vai trò quan trọng trong các dự án của Miyazaki từ nhà sản xuất đến giám đốc âm nhạc, Takahata cũng cho thấy biệt tài đạo diễn và biên kịch. Ông là người phát thảo ý tưởng cho Hotaru No Haka và đạo diễn Omoide Poro Poro (Only Yesterday), phim cảm động kể một câu chuyện đơn giản về người phụ nữ với những hồi ức thuở thơ ấu. Khả năng thể hiện câu chuyện nhân bản trong bối cảnh rộng lớn và hoành tráng là tài năng nổi bật của Takahata và Miyazaki. Cộng với họat hình vẽ tay tuyệt với, Studio Ghibli đã vững vàng ở vị trí hàng đầu công nghiệp điện ảnh Nhật Bản.
.........CON ĐƯỜNG RỘNG MỞ VỚI ANIME & MANGA........
Đến cuối thập kỷ 90, người ta đã đến với anime một cách nhanh chóng hơn những thập kỷ trước. Ở Nhật, Gundam kỷ niệm sinh nhật lần thứ 20 với một TV serie hòan tòan mới. Trong khi đó Dr. Slump của Akira Toriyama trở lại màn ảnh nhỏ với 2 serie mới. Người ta vẫn còn thấy ảnh hưởng của Osamu Tezuka trong hai phim gần đây được dựng từ các manga đầu tiên của ông: Black Jack và Jungle Taitei. Khán giả lớn tuổi hơn được giới thiệu với sự mộng tưởng của X The Motion Picture và lọat phim ngắn Memories của Katsuhiro Otomo. Làn sóng các anime nổi tiếng giờ đây đã ào ạt đến với các khán giả quốc tế. Pokemon, Sailor Moon và Dragon ball thu hút trẻ em ở khắp mọi nơi chúng được trình chiếu. Đáng chú ý là Disney và Studio Ghibli đã ký kết thỏa thuận phân phối tất cả các kiệt tác phim của Miyazaki đến với khán giả Mỹ và phương Tây. Năm 1998 Mononoke Hime đã xuất hiện ở các rạp khắp nước Mỹ.
Thành công của anime là do sự cống hiến hết mình của các họa sĩ và nhà làm phim họat hình Nhật Bản tận dụng tất cả những gì sáng tạo cho phép. Các nhà làm phim họat hình này hiểu rằng với hoạt hình họ có thể làm nhiều thứ hơn là đơn thuần giải trí trẻ em. Họ có thể thử nghiệm với lằn ranh của không gian và đi sâu vào sự phức hợp của cảm xúc con người. Sự thử nghiệm này đã khiến anime trở nên năng động và đầy sức thu hút. Và hứa hẹn sẽ vẫn là lọai hình nghệ thuật không thể thiếu cho những nhà làm phim ở thế kỷ 21.
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:43 pm

Manga& anime là gì ???

Manga đơn giản nghĩa là truyện tranh. Anime là hoạt hình được chuyển thể từ manga (==> cái này có vẻ chưa chính xác lắm vì nhiều anime có mà ko có manga?!? ). Tuy rằng có người nói rằng Nhật Bản học tập truyện tranh từ phương Tây nhưng thực ra Nhật Bản đã vẽ những tranh hài về thú vật, biếm hoạ với những nét tương tự như manga hiện đại từ hàng ngàn năm trước, với mục đích giải trí và giáo dục.

Người đọc: Trẻ em, người lớn, thanh niên tìm thấy ở manga và anime những thích thú giúp họ thoát khỏi cuộc sống nhạt nhẽo thường ngày để đến một thế giới huyền ảo, hết sức fantasy.

Tác giả: Không giống như truyện tranh của Mỹ, manga đại diện cho cách nhìn của chỉ một hoặc hai tác giả. Manga thường được đăng trên những tạp chí hàng tuần hoặc tạp chí in hai tuần một lần. Truyện phải được sáng tác đều đặn nhưng vẫn phải làm người đọc tò mò để tiếp tục mua số tiếp theo.

Nhân vật: Các nhân vật trong manga ngày càng đa dạng. Manga/ anime miêu tả sinh động học sinh, nhân viên công sở, thương gia và rất nhiều loại người khác nữa. Những nhân vật viễn tưởng từ tương lai hoặc từ quá khứ cũng được xây dựng rất nhiều, không hoàn hảo, tính khí kỳ quặc và khác người. Trong khi những siêu anh hùng của người Mỹ thường được tôn sùng bằng cách diệt phe "ác" thì những nhân vật trong manga Nhật Bản như trong những bộ nổi tiếng Doraemon and Ranma lại giống như những người bình thường: đi học, làm bài tập, và thậm chí vẫn bị bố mẹ mắng. Khả năng siêu nhiên hoặc những người bạn có phép màu (người ngoài hành tinh hoặc rôbô) làm cho những nhân vật đó trở thành đặc biệt.

Nếu xét về khuôn mẫu, nhân vật manga thường có mái tóc mượt mà và đôi mắt to, Matsumoto thường vẽ bằng những nét không đều, nhăn còn nhân vật của tác giả Miyazaki thì có nhiều nét mềm mại. Mái tóc cũng thể hiện giới tính của nhân vật, như những nhân vật nữ thường có mái tóc màu xanh lá cây hoặc xanh lam

Họ cũng có niềm tin và ước mơ. Mọi hoạt động của họ thường dẫn đến một kết quả nhất định. Nếu những nhân vật chính có quyết định sai lầm, anh ta sẽ phải trải qua nhiều dằn vặt và học cách để sửa lỗi của mình. Chính vì thế những nhân vật đó không ngừng phát triển, thay đổi, học kỹ năng mới, cải thiện kỹ năng cũ, trưởng thành hơn (tất nhiên là ko xảy ra trong những truyện như Doraemon). Những nhân vật "ác" thường không bị dồn vào đường cùng mà tìm thấy cách để chuộc lỗi của mình.

Dù cuối cùng có thể tìm thấy hạnh phúc hay không thì những nhân vật trong manga đều rất "thật".

Đề tài: Cartoon ở Nhật Bản cũng không mang tính "trẻ con" như trên một số nước khác. Ngay cả manga dành cho trẻ em và những anime được chiếu trên TV ở Nhật cũng không bị ngăn cấm những thực tế như chết chóc, yêu đương... Quỷ (evil) thực sự không tồn tại vì ngay cả quỷ cũng có ước mơ, hi vọng và lý do để đấu tranh, những điều hết sức "con người". Trong khi truyện tranh ở Mỹ và nhiều nước tránh không miêu tả hoặc làm giản lược những công nghệ viễn tưởng thì rất nhiều anime Nhật lại thiên về đề tài này. Họ đã kết hợp công nghệ tương lai với sự sống khắc nghiệt ngày nay để xây dựng một thế giới tưởng tượng nhiều hấp dẫn (Neon Genesis Evangelion là một ví dụ kinh điển nhất). Chủ nghĩa lạc quan, không quá quan trọng thiện và ác là điều đặc biệt ở anime và manga Nhật: Sống là phải có mục đích, nếu không thì không cần đấu tranh làm gì; Làm việc chăm chỉ sẽ có kết quả nếu kiên nhẫn; Khó khăn có thể đến nhưng sẽ qua; Sức mạnh sẽ đến khi giúp đỡ và hi sinh vì người khác...

Manga và anime thường có kết thúc hợp lý. Những "anh hùng" có thể chết, cũng có thể cưới được người mình yêu ;-), hoặc biến mất. Có ba kiểu kết thúc chủ yếu: "anh hùng" thắng và lên đỉnh cao, chết sau khi chiến thắng và thắng nhưng mất mát khá lớn...
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:49 pm

Anime (tiếng Nhật: アニメ (phát âm là a-ni-me, là từ vay mượn của tiếng Anh, từ chữ "animation" có nghĩa là "phim hoạt hình"), hay còn được biết đến với tên gọi hoạt hình Nhật Bản, là các bộ phim hoạt hình của Nhật. Anime, cũng giống như phim truyền hình, bao gồm rất nhiều thể loại khác nhau (hành động, hài, tình cảm, phiêu lưu, ...). Hiện nay "anime" chiếm 70% số lượng phim hoạt hình được sản xuất trên toàn thế giới.[1]

Ở Nhật Bản, anime chủ yếu được phát trên truyền hình (ở Nhật, đa phần các kênh truyền hình là của tư nhân). Những bộ anime chiếu trên TV thường được phát theo mùa (season), được gọi là TV series, mỗi 1/2 mùa thường bao gồm 12 tập (episodes), vì thế những TV series thường có 12 tập (nửa mùa) hoặc 26 tập (một mùa), hay 52 tập (hai mùa). Cá biệt có những anime rất dài như Inu Yasha (167 tập), Doraemon, hay Naruto, và mới nhất là Bleach. Anime thường được chiếu vào buổi khuya, trên những kênh nổi tiếng như Tokyo TV, TBS. Sau khi đã công chiếu trên các kênh truyền hình, các công ty sản xuất anime thường cho ***g lại tiếng Anh và phát hành DVDs tại thị trường nước ngoài để kiếm thêm lợi nhuận.


Strawberry Panic!, một trong số ít các phim Yuri!Nhật Bản là nước duy nhất mà khán giả vẫn thường đến rạp rất đông để xem những phim hoạt hình chiếu trên rạp (gọi là Movie). Những phim này có thể có cốt truyện hoàn toàn mới (như Mononoke Hime, hay Spirited Away), hoặc đôi khi chỉ là một phim rút gọn của một bộ TV series (Movie Rahxephon hay Shakugan no Shana có nội dung giống y chang TV series, nhưng được rút gọn còn 90 phút). Hãng làm Movie anime nổi tiếng nhất là Studio Ghibli.

Ngoài ra, các anime còn có thể có "OVA" (Original Video Animation), thường gồm khoảng 3 hay 4 tập. Những OVA này được phát hành thẳng ra thị trường trên DVDs mà không chiếu trên TV bao giờ. Nguyên nhân như sau:

Có thể sau khi phát hành một TV series, nhà sản xuất muốn làm thêm một vài cốt truyện cũng về các nhân vật đó, nhưng không ăn nhập với cốt truyện chính, vì thế phát hành lẻ.
Có thể do nội dung của anime quá ngắn, chiếu trên TV có một hai tập không ai chấp nhận, vì thế bán DVDs.
Có thể do nội dung của anime không phù hợp để chiếu trên TV (bạo lực hay tình dục).

Bước khởi đầu

Wikipe-tan
Wikipe-tan trong trang phục nữ tu sĩ Shinto, với quần Hakama màu đỏ và Kimono trắng.Khác với manga (truyện tranh nhật bản), anime ra đời khá lâu về sau. Xuất phát ban đầu là từ khi hoạt hình phương tây có những bước chuyển biến lớn và tạo ra được hành loạt độc giả hâm mô. Sau đó, các họa sĩ Nhật Bản đã bắt tay vào nghiên cứu cách làm hoạt hình. Anime đầu tiên là một đoạn phim rất ngắn được làm năm 1907, chỉ vỏn vẹn có 3 giây. Công việc này được bắt đầu từ năm 1914, nhưng mãi 4 năm sau, vào năm 1918, anime đầu tiên – "Momotaro" mới được ra đời. Mặc dù vậy, có lẽ là do không thu hút được nhiều người xem do bản thân chất lượng anime lúc đó và thị hiếu của người xem cũng không hướng về nên nền công nghiệp anime bị đình trệ cho đến khi Chikara To Onna No Yononaka – anime đầu tiên có ***g tiếng của Nhật Bản ra đời vào năm 1932.

Nhưng có lẽ đó vẫn là chưa đủ vì vào thời điểm này, hoạt hình phương Tây đã tự đưa mình lên những tầm cao mới khi hoạt hình của Công ty Walt Disney trở nên nổi tiếng và chứng tỏ được vị trí của mình ngang tầm với phim người thật.

Và có lẽ nếu không có 1 người thì không chỉ anime mà cả manga của Nhật Bản đều đã đi vào lãng quên. Người đã làm nên kì tích đó là Osamu Tezuka. Với những tác phẩm của mình, ông đã tạo ra nhiều sự thay đổi lớn cho nền hoạt hình Nhật. Với nét vẽ khá đơn giản, không thực sự phức tạp về chi tiết cá nhân cho nhân vật, manga của Osamu đã trở nên nổi tiếng ở Nhật. Nhưng không chỉ có một mình Osamu mà còn một người nữa đã đóng góp một phần quan trọng cho nền công nghiệp anime của Nhật, đó là Hiroshi Okawa người tạo lập ra hãng Toei Animation. Kéo theo đó là việc hợp tác giữa hãng và Osamu. Điều này đã đưa hàng loạt manga của Osamu lên anime.


Cách mạng Anime

Gundam.Trong suốt những năm 80 của thế kỷ 20, trào lưu Suparobo anime rất ăn khách, và thể loại mecha chiếm đa số những anime được sản xuất. Những anime về "Super Robot" này bắt đầu với anime Mazinger Z, và sau đó có hàng loạt như Getter Robo, Dancouga, nói chung đại loại là có một nhà bác học tạo được robo khổng lồ do một số cậu/cô bé lái, để chống lại người ngoài hành tinh xâm lăng. Ngày nay các fan gọi thể loại này là oldschool, cổ lổ sĩ, và chán ngắt. Gần đây có một số nhà sản xuất cố gắng khôi phục thể loại Suparobo với những loạt anime như Gao Gai Gar, nhưng thất bại thảm hại.

Tiếp theo đó phải kể đến sự ra đời của loạt phim về robot Gundam. Loạt anime Gundam của hãng Sunrise tuy cũng là mecha, nhưng người lớn hơn, có cốt truyện sâu sắc và mô phỏng theo cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Một bên là Amuro Ray, anh hùng của phe Earth Federation (tương tự như phe đồng minh), một bên là Char Aznable của Neo Zeon (tương tự như phe trục). Loạt Gundam cổ điển đã đưa ra những vấn đề lớn và nghiêm túc, như hai phe đều là người, đều có theo đuổi lý tưởng riêng, đều có tình cảm chứ không chỉ là những anh hùng bắn bọn ngoài hành tinh gian ác rồi chiến thắng vui vẻ.

Bộ anime đã làm thay đổi cả thể lại mecha chính là Neon Genesis Evangelion của hãng GAINAX do Hideaki Anno đạo diễn. Bộ phim ẩn chứa nhiều thông điệp mà các khán giả con nít không thể tiếp thu nổi. Chính vì vậy, khi mới chiếu lần đầu, NGE không được hâm mộ mấy, nhưng sau lại trở thành anime luôn xếp trong top 10 anime nỗi tiếng nhất mọi thời đại. Macross cũng là một bộ thể loại mecha khá nổi tiếng trước đó. Anime dần có xu hướng có nhân vật trẻ con hơn là người lớn, và ít bạo lực đẫm máu hơn.

Bộ anime Cowboy Bebop đã đạt được danh tiếng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, nhờ phong cách cowboy đặc sắc và nhạc jazz và blue. Kéo theo sau đó là hàng loạt phim như Akira, Ghost in the shell... Các hãng phim thi nhau nhảy vào thị trường và các thể loại của anime cũng do đó mà tăng dần. Những anime như Fruits Basket, Tiny Snow Fairy Sugar, Ichigo Mashimaro hoàn toàn không có một chút bạo lực nào cả, đã chiếm được cảm tình nhiều fan hâm mộ, đa phần là nữ. Tuổi của người xem không chỉ dừng lại là trẻ em mà tiến dần đến với người lớn và kể cả các cụ già (không chắc lắm về mấy cụ). Ông Taro Aso, chính khách Nhật thừa nhận mình cũng là người rất hâm mộ manga Rozen Maiden.

Cách tạo hình nhân vật cũng đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, thay vì các nhân vật được vẽ tối, có gương mặt chi tiết khá giống kiểu cartoon của Mỹ, các nhân vật anime thường có tóc và quần áo màu sáng và rực rỡ hơn, khuôn mặt được vẽ đơn giản nhưng moe (xinh) hơn, với mắt to, mũi và miệng rất nhỏ. Những nhân vật kiểu chibi (nhỏ nhắn) thường được ưa chuộng. Phim hài cũng được ưa thích hơn, và anime thể loại mecha như Full Metal Panic! cũng đã rất thành công khi chuyển thể thành anime comedy với Full Metal Panic! Fumoffu.

Kịch bản anime cũng được chú trọng hơn, và những anime như Ergo Proxy có tính triết lý khá cao, hay Welcome to the NHK! đưa ra vấn đề xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi chuyện đều tốt đẹp, do có quá nhiều anime được sản xuất hàng năm, kịch bản đa phần là nhai lại các thể loại như harem. Các loạt Gundam ngày càng dở, và có cả những anime sao chép nội dung của phim khác như DearS là phim nhái Chobits. Thêm nữa, một số lượng lớn anime bạo lực nhảm nhí và vô số hentai khiến nhiều người nghĩ xấu về anime, như Microsoft viết: "Anime: a Japanese style of animated cartoon, often with violent or sexually explicit content".

Đặc điểm

Tsubasa Chronicles của CLAMP.Ngành công nghiệp anime có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều người. Trước hết là sự kết hợp giữa anime, manga, và game visual novel. Khi một manga được khán giả hâm mộ và trở nên ăn khách, ngay lập tức nó được các công ty làm anime mua bản quyền và tạo thành anime phát lên TV. Nhóm họa sĩ CLAMP có rất nhiều manga được chuyển thành phim. Ngược lại, nếu anime với một cốt truyện mới trở nên nổi tiếng thì sẽ có hàng loạt manga nhiều tập được phát hành ăn theo, ví dụ như The Melancholy of Haruhi Suzumiya. Ngoài ra, những hãng làm game visual novel như TYPE-MOON hay Aqua Plus đã có nhiều game được chuyển thể sang anime như Tsukihime, FATE/Stay night, Comic Party, To Heart. Một số game như Super Robot Taisen cũng đã rất thành công khi ăn theo những loạt anime về robot. Ngược lại, những anime mới nổi tiếng như Zero no Tsukaima, Strawberry Panic! đã được chuyển thể thành game cho hệ máy PS2 không lâu sau khi chúng được phát trên TV.

Nói đến anime ngoài phần hình, không thể không nói đến phần tiếng. Đội ngũ diễn viên ***g tiếng (Seiyuu) là một lực lượng không thể thiếu. Họ là những người chuyên nghiệp được đào tạo trường lớp bài bản. Megumi Hayashibara là một diễn viên ***g tiếng cực kỳ nỗi tiếng, và cũng là ca sĩ, thường thể hiện luôn các ca khúc trong phim. Cô nổi tiếng với vai Lina Inverse trong phim Slayers, hay Rei Ayanami trong Neon Genesis Evangelion.


Slayers, với Megumi Hayashibara trong vai Lina Inverse.Mỗi một series anime thường có nhạc phim riêng, được các nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc cho anime viết. Những bản nhạc này được dùng riêng cho mỗi anime đó, và sau đó được phát hành album gọi là OST (Original Soundtrack). Một số OSTs rất nổi tiếng là Cowboy Bebob, Vision of Escaflowne, Noir, hay .hack//SIGN. Những nhà soạn nhạc cho anime nổi tiếng có Yoko Kanno, hay Yuki Kajiura.


Sự khác biệt giữa anime và cartoon
Không giống như phim hoạt hình của Mỹ, vốn chỉ mhằm vào trẻ em, anime được đông đảo giới trẻ trên thế giới hâm mộ. Các fan của anime chủ yếu từ tuổi teen đến hơn 30 tuổi. Tuy nhiên, phần đông những người xem anime nghiệp dư ở nước ngoài chỉ biết đến những anime thuộc thể loại hành động cho trẻ em hay shounen như Dragon Ball hay Yugi Oh trong khi những phim đó không thật sự có danh tiếng gì ở quê nhà.


Gunslinger GirlNgoài ra, phim hoạt hình của Mỹ thường không có cốt truyện rõ ràng, muốn kéo dài bao nhiêu cũng được, ví dụ như mèo Tom ví chuột Jerry chạy qua chạy lại, hay Batman đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác. Anime thường có cốt truyện không dài lắm. Mỗi tập anime (episode) trung bình dài 25 phút, kể cả đoạn giới thiệu đầu và cuối phim. Đoạn giữa thường có một khúc ngắt khoảng vài giây gọi là Eyecatch. Cốt truyện anime thường diễn ra và kết thúc trong khoảng từ 12 đến 26 tập như vậy.

Một điểm khác biệt nữa là anime thường có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với phim hoạt hình Mỹ, do vậy nên dù truyền thống là vẽ bằng tay, nhưng gần đây các công ty thường chuyển cho các công ty con ở Hàn Quốc vẽ để giảm chi phí, hoặc dùng kỹ thuật 3D để hỗ trợ. Các nhà sản xuất anime thường dùng xảo thuật để giảm chi phí sản xuất, ví dụ như chiếu những góc quay che miệng nhân vật, để khỏi phải vẽ môi nhấp nháy. Cử động của môi các nhân vật anime cũng không bao giờ chi tiết như trong phim hoạt hình Mỹ. Tuy nhiên đặc biệt cũng có những anime có giá thành sản xuất cực đắt như Gunslinger Girl.



Tác phẩm của fan hâm mộ

Ở Nhật có vô số fan hâm mộ anime, một số hâm mộ quá mức gọi là otaku. Ở Tokyo, những hội chợ anime (conventions) thường xuyên được tổ chức, nơi mà các fan hâm mộ bán và mua những tác phẩm của chính mình, như poster các nhân vật anime, truyện fan tự vẽ (doujinshi), hay búp bê tự làm (idols). Ngoài ra còn có cosplay, etc.

Đối với những fan không sống ở Nhật, việc chờ đợi những anime mới được phát hành sàn Mỹ hay Châu Âu hay chiếu trên TV ở đấy là rất khó khăn. Thường cả năm sau khi chiếu ở Nhật, các anime mới được ***g tiếng Anh xong và phát hành ra nước ngoài. Đối với các fan ở các nước nghèo như VN, vô vọng. Và Fansub là cứu cánh cho các fan tội nghiệp này. Fansub là những anime được phụ đề tiếng Anh bởi những nhóm fan hâm mộ, được truyền tải qua Internet, thường dùng Bit Torrent. Quá trình làm một fansub như sau: hội fansub đó ít nhất phải có một người quen ở Nhật, khi người này xem anime trên TV sẽ thu lại, rồi tải lên mạng. Nhóm fansub sau đó phải dịch các đối thoại trong tập phim, rồi ***g phụ đề vào. Do đa phần các fan nghèo, nên họ dùng Torrent để cho các fan khác tải xuống. Với cách này, các fan hâm mộ ở ngoài nước Nhật có thể xem được phim mới chỉ sau một tuần. Tuy nhiên, các nhóm fansub thường ngừng việc làm khi các công ty anime đăng ký bản quyền phim đó tại Mỹ. Và các bạn sau khi xem fansub, không nên bán lại cho người khác để kiếm lời, cũng như nên mua DVDs chính hãng để ủng hộ các hãng làm anime (nếu có tiền).


School Rumble, một trong những anime vui nhộn nhất!


( còn tiếp )
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:49 pm

( tiếp theo )
Các thể loại anime

Cũng như manga, anime gồm nhiều loại khác nhau.

Action: Phim anime hành động (như Naruto)
Adventure: Phim anime phiêu lưu (như Inu Yasha)
Comedy: Phim anime hài (như School Rumble)
Demetia: Những phim thuộc thể loại này thường "điên điên" Fooly Coolly
Detective: Phim anime thám tử (như Thám tử lừng danh Conan)
Drama: Phim anime kịch (như Aria, Honey & Clover)
Fantasy: Phim anime có bối cảnh tưởng tượng, phép thuật (như Slayers)
Girls-with guns: Phim anime có mấy cô bắn súng (như Noir, Chrno Crusade)
Horror: Phim anime kinh dị (như Jigoku Shoujo)
Mafia: Phim anime có mafia (như Gungrave)
Samurai: Phim anime có samurai (như Rurouni Kenshin)
Sci-Fi: Phim anime viễn tưởng (như Last Exile)
Sports: Phim anime thể thao (như Captain Tsubasa)
School: Phim anime trường học (như Azumanga Daioh)
Parody: Những anime hài hước, nhái hay chọc những anime/manga khác Excel Saga
Vampire: Phim anime có quỉ hút máu (như Hellsing, Vampire Hunter D)

Hellsing, phim quỉ hút máu.Bishoujo/Moe: Phim anime có các nhân vật chính là nữ, xinh đẹp (như Mai-HiME)
Bishounen: Phim anime có các nhân vật chính nam, nhưng thường được vẽ như nữ (như nhân vật Fay trong Tsubasa Chronicles), hoặc những nhân nữ có nét đẹp nam tính (như Ran The Samurai Girl)
Mahou Shoujo: Phim anime có các nhân vật chính là nữ, có phép thuật, biến hình (như Sailor Moon)
Harem: Phim thường có một nhân vật nam không-có-điểm-gì-đặc-biệt nhưng được nhiều nhân vật nữ hâm mộ (như Love Hina, Ai Yori Aoshi, Happy Lesson, Inukami)
Shoujo: Phim anime dành cho nữ, thường thiên về tình cảm (như Fruits Basket)
Shounen: Phim anime dành cho nam, thiên về các loại như khoa học viễn tưởng, thể thao, hành động, và thường mang tính chất bạo lực (như Dragon Ball)
Kodomo: Phim anime cho trẻ em (như Damekko Doubutsu)
Seinen: Phim anime dành cho lứa tuổi thanh niên, trung niên (như Akira)
Mecha: Phim anime về robot hoặc máy móc (như Gundam)
Shounen ai: Phim anime về tình yêu giữa đồng tính nam, thường nhẹ nhàng (như Graviation)
Yaoi: Phim anime về tình yêu giữa đồng tính nam, có thể có cảnh sex
Shoujo ai: Phim anime về đồng tính nữ, thường nhẹ nhàng (như Strawberry Panic!)
Yuri: Phim anime về đồng tính nữ, thường nhẹ nhàng, có thể có cảnh sex (như Kannazuki no Miko)
Ecchi: Phim anime thường có những cảnh hở hang để gây cười, dụ khán giả, nhưng không có cảnh sex (như Mahoromatic)
Hentai: Phim anime bao gồm sex (cấm trẻ em dưới 18 tuổi) (như La Blue Girl)



Những hãng sản xuất Anime nổi tiếng

Voltron (Go Lion), oldschool suparobo.Sunrise
GAINAX
Studio Ghibli
GONZO
Bee Train
J.C. Staff
Studio DEEN
BONES
Bandai Visual
Toei Animation
Kyoto Animation
XEBEC
MADHOUSE
Group TAC
GENCO
Pioneer
SHAFT
Studio Comet
Nomad
Manglobe
SOFTX
Victor Entertainment
Ufotable Zippers
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:50 pm

Manga (tiếng Nhật: 漫画, Hán-Việt: mạn họa) là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Manga được xem là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Vào năm 2007, manga chiếm lĩnh một thị trường toàn cầu nhiều tỷ đôla. Manga phát triển từ ukiyo-e theo kiểu vẽ tranh. Nó phát triển nhanh chóng sau thế chiến thứ 2. Manga được hầu hết các hạng người đọc ở Nhật. Từ Manga-ka tương ứng với Hoạ Sĩ Truyện Tranh, người chuyên về viết vẽ manga. DO hầu hết các danh từ trong tiếng Nhật không ở dạng số nhiều nên manga có thể dùng để chỉ nhiều loại truyện tranh, đôi khi trong tiếng Ah cũng được viết là mangas.





Lịch sử

Lịch sử manga bắt đầu từ rất sớm. ở Nhật, người dân đã sớm có hứng thú với một loại nghệ thuật về tranh ảnh (sau này là manga) Manga thời kì này vẫn chỉ đơn giản là những dải truyện tranh ngắn. Tuy vậy, giá trị giải trí của nó là điều không ai có thể phủ nhận. Không những thế, manga còn giữ một vị trí quan trọng và đầy quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản.

Vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI và VII, những vị thầy tu đã sử dụng những cuộn giấy da có khắc hình như một loại lịch cho việc theo dõi thời gian. Những cuộn giấy này bao gồm những ký hiệu biểu tượng đại diện cho thời gian, và thường được trang trí bằng hình ảnh động vật như cáo, gấu trúc, ... với những cử động y như người(được gọi là giga,hay chính xác hơn là choju-jinbutsu-giga(tranh vui về thú vật và con người)).Đây có thể được coi là tiền đề của Manga.

Đến cuối thế kỉ XVIII thì thuật ngữ "manga" mới thật sự được dùng để chỉ loại hình nghệ thuật này với sự xuất hiện của các tác phẩm đầu tiên như "Mankaku zuihitsu” của Suzuki Kankei, tập tranh “Shijino Yukikai” của Santo Kyoden.Đến đầu thế kỉ XIX,có “Manga hyakujo” của Aikawa Minwa cùng tuyển tập tranh Houkusai (manga được tổng hợp và phân loại từ những tác phẩm của nghệ sĩ tranh gỗ màu nổi tiếng Houkusai).

Thuật ngữ Manga được hoàn thiện bởi nghệ nhân Hokusai(đây không phải là tên thật), một họa sĩ sống với triết lý hội họa hoàn toàn khác so với nền nghệ thuật này lúc bấy giờ. Với tính cách đôi phần nổi loạn, Hokusai được biết đến với việc sẵn sàng cãi lại thầy giáo của mình, liên tục thách thức những phương pháp làm việc của họ. Về sau, ông tự tạo ra khoảng 30,000 tác phẩm, một vài trong số đó tập trung thành những tuyển tập hoặc sách đem đi xuất bản.

Theo Hokusai, "manga" không phải là nghệ thuật vẽ nhân vật trong một câu chuyện nào đó, hay là chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết một để có thể tạo ra những bức họa có tính giải trí và đầy ý nghĩa. Thay vào đó, thuật ngữ "manga" (mà theo nghĩa đen có thể dịch là "bức tranh kỳ quái") được Hokusai dùng để chỉ phương pháp vẽ một bức tranh dựa theo nét bút đưa hoặc vẽ vài vật chất lướt ngang trang hoàn toàn theo ngẫu hứng (điều này giải thích chữ "kỳ quái"). Tuy chúng hầu hết đều trở thành những bức tranh phong cảnh, người dân Nhật lại nhận ra, ẩn trong những nét vẽ thiên nhiên thoải mái nhưng rất chi tiết ấy, một cái gì đó khác hẳn với những bức họa trước đó, khi mà những người họa sĩ phải nhận thức được họ muốn vẽ gì trước khi đặt bút xuống. Lối tiếp cận vấn đề một cách tự nhiên của Hokusai, mặc dù có thể chính ông cũng không nhận ra điều đó, đã trở thành nền tảng cơ bản cho sự đa dạng của các mangaka hiện nay : họ không gắn mãi với một công thức nào mà luôn hướng theo những loại hình nhân vật, những cốt chuyện khác nhau.Tuy nhiên, cho dù Hokusai đã tạo ra một bước đột phá mới bằng phong cách vẽ tranh này (một trong những phong cách ông sử dụng), những cuốn truyện "manga" thực sự đầu tiên vẫn chưa xuất hiện cho đến tận đầu thế kỷ XX.

Bước vào thế kỷ XX, cánh cửa ngoại giao Nhật Bản một lần nữa mở ra thế giới.Một trong số đó, những “dải truyện tranh ngắn”cũng được du nhập, trở thành chất xúc tác làm nên manga, một bộ phận thống trị của thị trường xuất bản Nhật hiện nay.Manga thời kỳ này được gọi là Ponchi-e.Nhật bắt đầu cho xuất bản những tờ tạp chí với nội dung biếm họa với độ dày từ 1-4 trang,đồng thời thuê những họa sĩ nước ngoài để dạy cho học sinh của họ về đường nét,màu sắc ,dáng điệu.

Trong thời gian chiến tranh, truyện tranh Nhật và tranh biếm hoạ được sáng tác nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Chúng có tính hài hước, tính giải trí, cũng như những truyện phương Tây, nhưng đồng thời chúng cũng được sử dụng với mục đích tuyện truyền hoặc châm biếm nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, cổ vũ tinh thần binh lính. Tuy nhiên, dưới thất bại nặng nề dưới tay quân Đồng minh vào cuối chiến tranh thế giới lần II, rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề của phe chiến thắng, và sự phát triển của cái sẽ trở thành “manga” Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn.

May mắn thay, sau khi chiến tranh kết thúc, đã có một người đứng lên vực dậy nền nghệ thuật manga, đem đến cho nền văn hóa Nhật và đến thế giới, một thể loại manga hoàn toàn mới. Con người đó, Osamu Tezuka,(với việc áp dụng phong cách vẽ của hoạt hình Disney và kỹ thuật điện ảnh của Đức và Pháp) đã góp phần định hình nên kiểu mẫu manga thực sự đầu tiên, và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong nền văn hóa Nhật Bản hiện đại.


Các thể loại chính

Manga gồm các thể loại chính:

Shounen (hay Shonen): Dành cho con trai và thanh niên
Shoujo (hay Shojo): dành cho con gái
Komodo: dành cho trẻ em
Seinen: dành cho người lớn, thanh niên
josei hoặc redikomi: dành cho người lớn (chủ yếu là phụ nữ)
Seijin: tương tự Redikomi nhưng dành cho nam giới
Hentai: truyện tranh dành cho người lớn (nội dung chủ yếu về vấn đề tình dục)
Yaoi hoặc Shonen-ai: truyện tranh đồng tính nam
Yuri hoặc Shojo-ai: truyện tranh đồng tính nữ
Doujinshi: truyện tranh được fan chế tác lại dựa theo nguyên tác (original)
Gekiga: tiểu thuyết bằng hình (graphic novel)

Manga trên toàn thế giới

Những tác giả như Rumiko Takahashi,đã góp phần truyền bá Manga trên toàn thế giới,thu hút được lượng Fan đông đảo.

Manga được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Ý … Ở Mỹ, manga chỉ là một ngành công nghiệp nhỏ, đặc bịêt là khi nó được so sánh với sự du nhập của phim hoạt hình Nhật đã làm ở Mỹ. Manga có số lượng phát hành đứng đầu ở Mỹ là Viz, của nhà xuất bản Shogakukan và nhiều tác phẩm khác nữa của Rumiko Takahashi.

Vì người Nhật đọc từ phảI sang trái, manga được vẽ và xuất bản theo cách này ở Nhật. Tuy nhiên khi được dịch sang các thứ tiếng khác, hình ảnh và canh lề được lật ngược lại, vì thế có thể đọc từ trái sang phải. Tuy nhiên, nhiều tác giả không chấp nhận tác phẩm bị sửa đổi theo cách trên và đề nghị vẫn giữ nguyên hình thức đọc từ phải sáng trái trong phiên bản nước ngoài. Chẳng bao lâu, vì nhu cầu của fan và vì quyền lợi của tác giả, nhiều nhà xuất bản bắt đầu đề nghị sự chọ lựa hình thức in từ phải qua trái, bây giờ cách in này đã trở nên phổ biến ở Bắc Mỹ. Hình thức in từ trái qua phải dần dần được loại bỏ.( ở Việt Nam,nhà xuất bản Kim Đồng đã từng thử nghiệm với manga “ninja loạn thị”nhưng không được hưởng ứng).

Hiện nay,giới trẻ Châu Âu đang nổi lên phong trào đọc manga và có xu hướng lấn áp comic truyền thống. Thật khá ngạc nhiên đối với đọc giả phương Tây khi các hoạ sĩ manga không biết rằng, các nhân vật và câu chuyện của họ đã ăn sâu vào người đọc. Các hoạ sĩ nước ngoài cũng có xu hướng bắt chước phong cách manga.


Doanh thu
Với con số 2,26 tỉ ấn bản mỗi năm (trung bình 17 quyển/người), chiếm trung bình 40% tổng số ấn bản sách báo, tạp chí, Manga đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho thị trường xuất bản ở Nhật Bản. Theo số liệu thống kê năm 2006 của The Research Institute for Publications, doanh thu từ ngành công nghiệp xuất bản Manga là 481 tỉ yên (Trung bình mỗi người Nhật bỏ ra 3,777 yên/năm - tương đương 30USD - để mua Manga).


Hình thức phân bố
Một manga có thể được thực hiện trong rất nhiều năm ,vì vậy dẫn đến sự xuất hiện của các loại tạp chí chuyên đề manga,dùng để đăng các chương mới nhất của các tác phẩm .Các chương này sau đó được tập hợp lại và in thành cuốn gọi là tankobon.Tạp chí manga thường có nhiều kỳ, mỗi kỳ xuất bản từ 30 đến 40 trang. Những tạp chí manga hoặc những bộ tạp chí hợp tuyển này, khi đã nổi tiếng có thể xuất bản từ 200 đến 850 trang dài. Tạp chí manga cũng bao gồm những truyện ngắn và nhiều manga chỉ có 4 khung tranh (tương đương với cột tranh). Các seri manga có thể bán trong nhiều năm, nếu chúng thành công trong việc thu hút độc giả.

Những người đam mê Manga tại Nhật Bản thường đến Mandarake, khu vực tập trung nhiều cửa hàng bán đủ các loại truyện tranh và các sản phẩm Manga đầy trí tưởng tượng. Ngoài hàng ngàn tạp chí, ở đây còn bán cả búp bê, trang phục, đồ cổ.Tất cả đều mô phỏng theo các nhân vật truyện tranh được sáng tạo ở Nhật trong 50 năm qua.

Các hình thức phân bố manga phổ biến khác là qua chợ internet bằng hình thức scanlation. Trong hình thức này, các tay nghiệp dư scan manga khi còn là tiếng Nhật và sau đó tiến hành dịch chúng, cung cấp lượng lớn manga trên mạng miễn phí cho đến khi các manga này thuộc sự uỷ quyền của nhà phân phối nào đó.Nếu scan trái phép,sẽ bị phạt rất nặng.

Một số hoạ sĩ manga xuất bản thêm những phần phụ, thỉnh thoảng không ăn nhập gì với cốt truyện truớc, người ta gọi đó là omake (phần thêm). Họ cũng có thể xuất bản tuyển tập các nét phác thảo của họ, gọi là oekaki.

Những fan hâm mộ sáng tác nên manga theo đường lối không chính thức gọi là doujinshi. Một vài doujinshi tiếp tục các câu truyện hoặc viết một câu chuyện mới trong đó sử dụng các nhân vật mà họ yêu thích hoặc hâm mộ do các mangaka xây dựng nên, hình thức này cũng tương tự như fan fiction. Cũng có doujinshi khác được sản xuất bởI các nhà xuất bản không chuyên ngoài thị trường.


Đánh giá
Mặc dù hình thức khá giống truyện tranh ở Mỹ, nhưng manga nắm một vị trí khá quan trọng trong văn hoá Nhật hơn là vai trò của truyện tranh trong văn hoá Mỹ. Manga được đánh giá cao cả về phương diện văn hoá lẫn nghệ thuật. Cũng tương ứng với truyện tranh Mỹ, manga cũng bị phê phán về tính bạo lực và sex; tuy nhiên, không có yêu cầu thẩm quyền hay luật lệ nào cố gắng giới hạn những gì được vẽ trong manga, ngoại trừ những khuôn khổ đạo đức mờ nhạt được áp đặt trên trang giấy, phát biểu rằng “những văn hoá phẩm thiếu đứng đắn ấy không nên được phổ biến”. Chính sự tự do này đã cho phép các hoạ sĩ manga mặc sức sáng tác cho đủ các nhóm tuổi với vô số các đề tài, thể loại.
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:50 pm

Hentai (変態 or へんたい, Hentai?) listen (trợ giúp·chi tiết) là một từ tiếng Nhật chỉ sự bất thường (phiên âm từ chữ Hán ra là "biến thái"). Tuy nhiên, trong thực tế, nó thường có nghĩa là "bậy bạ" hoặc "đồi trụy" và được sử dụng ở nhiều quốc gia để chỉ anime, manga và trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm. Tuy nhiên trong tiếng Nhật từ này thường không được sử dụng như vậy, những từ thường được dùng là "jū hachi kin" (18禁; cấm bán cho người dưới 18 tuổi), "[List of H anime|H anime]]" (anime khiêu dâm) "eroanime" (エロアニメ; từ chữ erotic anime là anime khiêu dâm. Góp ý chút,thực sự là cái bài này,và kể cả cá bài vè hentai trên wiki eng,có rất nhiều quan điểm sai lầm ngay từ đầu,nó nên được xóa đi thì hơn





Lịch sử

H anime là một nghệ thuật mang tính khiêu dâm của Nhật Bản. Khác với ảnh khiêu dâm, Hentai cho phép họa sĩ thể hiện hết những gì mình tưởng tượng cũng như điều chỉnh cho phù hợp với thị hiếu và văn hóa. Những hành động được diễn tả trong Hentai có khi không thể nào diễn tả được bằng phim.

Hentai không phải là mới xuất hiện. Từ thời Edo ở Nhật đã có những tranh in bản gỗ ukiyo-e mà shunga (tiếng Hán là "Xuân họa") là một nhánh chuyên về những đề tài khiêu dâm.

Mỗi nền văn hóa quan niệm khác nhau về sự khác biệt giữa khiêu dâm và nghệ thuật chính thống. Cần hiểu rằng cách hiểu của người Nhật về vấn đề này khá khác biệt với những nền văn hóa khác. Ngay cả phim của trẻ em cũng có thể có những hình ảnh khỏa thân, chẳng hạn như trong Thủy thủ Mặt Trăng, các nhân vật được ngầm hiểu là khỏa thân trong khi đang biến hóa.

Loại hình này đã thu hút được một lượng độc giả ở phương Tây nhờ vào sự bành trướng của Internet. Mặc dù có khá nhiều truyện tranh khiêu dâm được lưu hành ở phương tây nhưng chúng chưa thể so sánh được với Hentai manga ngày nay. Những họa sĩ truyện tranh (ở phương Tây) có tài miêu tả hình dáng phụ nữ thường làm việc với những truyện tranh chính thống hơn khiêu dâm vì sợ dư luận, ngược lại với Nhật Bản, nơi có rất nhiều họa sĩ vẽ tranh khiêu dâm.

So với những thể loại khiêu dâm khác, tranh Hentai thường phác họa những con người bình thường vô tình gặp phải những vấn đề tình dục, và thường không có cách nào rút ra được. Những nhân vật thường được thể hiện là người nhút nhát hoặc hoàn toàn không có ý nghĩ về tình dục cho đến khi gặp phải một loại tình huống nào đó.

Những họa sĩ vẽ Hentai thường phát triển những tình huống lên đến đỉnh điểm, để làm cho người đọc hào hứng hơn. Một số ví dụ là tra tấn hoặc sinh hoạt tập thể.

Phân loại

Yaoi thường có những nhân vật nam không thể hiện rõ những đặc điểu của giới tính qua cả hành động lẫn suy nghĩ. Những nhân vật này được gọi là "bishonen". Yaoi, ngoài là một thể oại truyện tranh có thể dùng để chỉ bất kì loại phim hoạt hình nào có kể về quan hệ nam-nam. Yaoi khác với "shonen-ai", một loại truyện tranh trong đó các nhân vật nam thể hiện lời nói hoặc cử chỉ yêu nhau nhưng không dẫn đến quan hệ tình dục.

Yuri cũng có ý nghĩa tương tự như Yaoi nhưng nói về quan hệ giữa các nhân vật nữ. Những nhân vật trong yuri thường khác xa với thực tế hơn yaoi với những yếu tố về thể chất được đẩy đến mức vô lý. Những nhân vật nữ này được gọi là "bishojo". Ngoài ra còn có thể loại shojo-ai, có ý nghĩa tương tự với shonen-ai đã đề cập ở trên.

Có rất nhiều thể loại hentai. Một số thể loại là:

Bankunyuu Nói về những nhân vật nữ với ngực khổng lồ
BDSM Thể loại bao gồm cả việc sử dụng dây thừng, và những dụng cụ kích thích
Bukkake
Catgirls (còn được gọi là "nekos" tiếng lóng của Nhật là "mèo"), nhân vật có những nét tương đồng với loại vật như tai, móng và đuôi nhưng thường không có lông.
Ecchi Chú trọng khỏa thân hơn quan hệ
Futanari Nói về những nhân vật nữ có đặc điểm của cả hai giới tính
Guro liên quan đến máu hoặc sự cắt xẻo
Loạn luân, quan hệ với một thành viên trong gia đình
Lolicon truyện về nhân vật dưới tuổi thành niên
Khoa học viễn tưởng
Kinh dị
Shotacon
Yuri
Yaoi
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:51 pm

Yaoi là một trong những thể loại truyện của Nhật Bản bao gồm truyện tranh, tiểu thuyết và truyện ngắn có nội dung quan hệ tình dục giữa những nhân vật đồng giới tính (phái nam). Yaoi có những nét tương đồng như dạng slash của Mỹ (ghép cặp các nhân vật nam trong các bộ phim truyền hình nhiều tập, điện ảnh hoặc sách truyện lại với nhau) nhưng cũng có những nét riêng. Yaoi là từ viết tắt cho cụm từ yama nashi, ochi nashi, imi nashi, nghĩa là "không cao trào, không điểm nhấn, không ý nghĩa", khởi đầu được dùng để chỉ những truyện tranh hình ảnh xấu, thiếu chất lượng do giới đọc giả hâm mộ tự vẽ và xuất bản. Dù vậy, sau này, Yaoi không chỉ được hiểu là thể loại truyện mà còn được hiểu là thể loại nói chung trong các lĩnh vực nghệ thuật khác: anime (hoạt hình Nhật Bản), phim, game ...

Lịch sử

Lịch sử của yaoi có thể được liên đới tới sự nổi lên của thể loại shonen ai vào đầu thập niên 1970, đáng chú ý nhất là những tác phẩm truyện tranh như Kaze to Ki no Uta của Takemiya Keiko. Yaoi, sau đó, được dẫn dắt vào nước Mỹ bởi những trang web "scanlation" do các manga fan nói tiếng Nhật lập nên với mong ước thu hút sự chú ý từ các nhà xuất bản Mỹ. Tokyopop và Viz là hai nhà xuất bản đầu tiên cho ra truyện manga đủ dạng và tính từ cuối năm 2004, dưới nhãn hiệu "BeBeautiful Manga", CPM khởi sự phát hành Yaoi. (Ví dụ: Selfish Love)


Phổ biến
Hiện nay, yaoi đang đi xuyên biên giới và lục địa, đây không còn là một dạng văn hoá đơn thuần "made in Japan" nữa mà nó đang bành trướng thị trường sang những nước khác và ngày càng được các đọc giả nữ biết đến. Ở Mỹ, khó thể phủ nhận sự nổi tiếng của loại hình giải trí này. Theo thống kê từ Icv2.com, hai đầu truyện tranh Golden Cain và Selfish Love nằm vào danh sách những truyện được đánh giá cao nhất tại Amazon.com, trang web thương mại nổi tiếng, tính vào thời điểm tháng 11 năm 2004. (Theo "Stop it! My butt hurts!", The Invasion of Yaoi, bởi Kristy L. Valenti.)

Một đợt tìm kiếm trên Google được thực hiện ngày 16 tháng 11 năm 2003 đem lại kết quả đáng nể với chừng 770,000 trang web về yaoi, tăng từ 135,000 so với một năm rưỡi trước. Nếu tra cứu trên Google với một tựa phim hoạt hình cộng thêm một từ trung tính chẳng hạn như "miêu tả", có khả năng nhận được trang web về yaoi nằm lẫn trong mười kết quả đầu tiên. Trong mười tháng qua, số lượng tác phẩm truyện do fan sáng tác dựa trên phim hoạt hình và manga trên Fanfiction.net tăng những bốn lần, đạt đến gần 200,000 truyện với đề tài yaoi nằm ngay trong trang kết quả đầu tiên. (Theo Yaoi: Redrawing Male Love, bởi Mark McHarry).

Yaoi (hay boy's love) là một trong những phương cách phụ nữ sử dụng để biểu lộ niềm đam mê cùng khao khát của mình.

Tại nước Mỹ bây giờ, có hai trường phái suy nghĩ, một trường phái cho rằng yaoi là tất cả những gì mang âm hưởng tình yêu đồng giới nam, trường phái còn lại thì dùng shounen ai để nhắc đến tất cả những truyện mà nội dung không gì xa hơn là một nụ hôn giữa hai đứa con trai với nhau, còn yaoi được dùng cho những thứ "nặng đô" hơn.


Seme, Uke và Reversible

Trong một mối quan hệ khác giới tính (heterosexual) thì thường người nam là người chủ động dẫn dắt mối quan hệ (dù hiện nay có phần thay đổi), trong yaoi thì có seme và uke. Seme ở đây thường có thể ví như người nam trong mối quan hệ nam nữ thông thường, còn uke là nữ. Nói cụ thể hơn thì seme là người chủ động dẫn dắt các mối quan hệ còn uke là người ở thế bị động.

Theo những truyền thống cũ thì thường seme nhìn sẽ khá nam tính, và có vẻ lớn hơn uke. Nhưng dần dần, theo sự phát triển và các ý tưởng mới cứ lần lượt ra đời thì điều này có vẻ không còn đúng nữa. Nay có những seme ít tuổi hơn uke (như trong The Tyrant who fall in love của Hikano Takanaga hay trong phần một Sensitive Pornograph của Ashika Sakura).

Ngày nay, trong Yaoi còn có từ reversible dùng để chỉ những người là seme lẫn uke. Trong quan hệ nam-nam thì điều này rất dễ xảy ra khi cả hai người không thống nhất về vị trí của nhau. reversible cũng có thể là người mà đối với người này thì là seme còn đối với người khác thì là uke. (như Katou và Iwaki trong Haru wo daite ita)


Doujinshi

Yaoi khởi đầu có lẽ không hoàn toàn là những manga mà tác giả của chúng là người tự sáng tạo ra nhân vật. Một phần không thể thiếu được của Yaoi hiện nay chính là các Doujinshi, những câu chuyện ngoài lề do fan hâm mộ tự sáng tác dựa trên các bộ truyện thông thường mà họ đọc. Các Fan hâm mộ khi thấy 2 nhân vật nam mà họ tôn thờ, yêu thích nhưng trong truyện gốc thì họ sẽ không bao giờ trở thành một đôi thì khi đó, Doujinshi trở thành thiên đường để toại nguyện ý muốn của họ.


Độc giả
Phụ nữ sáng tạo ra yaoi dù phần lớn vẫn còn trong độ tuổi thiếu niên. Họ thích Yaoi bởi vì đó là một trong những cách thức họ có thể giải trí bởi sex mà không phải lo ngại về những vấn đề thường gặp như mang thai. Thông thường thì, nếu sex diễn ra giữa một nam và một nữ, người đọc giả không còn sự lựa chọn nào khác là tự ***g mình vào nhân vật nữ, bất tiện ở chỗ luôn ở vị trí thụ động, còn nếu tự gán mình vào vị trí nhân vật nam thì cô ta sẽ bị đặt vào một vị trí khá bất ổn (làm chuyện ấy với một người phụ nữ khác). Với sự lý giải này, ta có thể dễ dàng hiểu được vì sao sex giữa hai người đàn ông đẹp, một trong số hai người ấy nữ tính hơn người kia, khả dĩ khắc phục được trở ngại trên.


Tranh Luận
Mặc dù vậy, vẫn luôn tồn tại nhiều khúc mắt xoay quanh đề tài yaoi:

Yaoi không phải gay sex. Một câu hỏi khá thường gặp là: "Tại sao các cô ấy không xem gay sex luôn đi cho rồi?" Trước tiên, cảm xúc của các nhân vật trong yaoi luôn được ưu tiên hàng đầu trong khi sex chỉ giữ vai phụ (Dù rằng trong đại đa số mọi trường hợp, các cảnh trăng gió mây mưa xảy ra khá là thường xuyên). Trong Yaoi, người ta tìm kiếm "một tình yêu" chứ không phải chỉ có sex; Nhìn chung, hầu hết các gay sex đều không mang được ý nghĩa như thế, gay sex chủ yếu chỉ tập trung vào các hành động chăn gối chứ ít khi chú tâm đến tình cảm của từng nhân vật. Cộng thêm, các tuyến nam nhân vật trong Yaoi không hoàn toàn là gay, họ có là lưỡng tính luyến ái (bisexual) hay chỉ "trót lỡ yêu lầm một người con trai khác". Điều này hoàn toàn có lí bởi vì ta luôn cảm thấy kích thích hơn nếu nhân vật ta yêu mến có thể làm chuyện ấy với một người cùng giới với ta (nói đích xác hơn là với chính bản thân ta).
Yaoi đấu với Yuri: Nếu phụ nữ thích sex nhưng vừa muốn an toàn, sao họ lại không vẽ hay đọc manga về tình dục đồng giới nữ? Ừ thì, họ cũng vẫn đọc và viết đấy thôi... Thể loại ấy được gọi là Yuri. Tuy nhiên, nó không nổi tiếng bằng Yaoi và chắc có lẽ đó là vì "lesbian sex" từ lâu đã được đưa vào phim sex bình thường và được phổ biến trong nhiều truyện shounen và anime. Tuy vậy, các tập Yuri thường được xếp cùng cột với Hentai trong cột sách dành cho nam giới đọc.

Một số bộ Yaoi

Ai no Kusabi
Bronze/Zetsuai
Gakuen Heaven
Haru wo Daiteita
Kusatta
Love Mode
Okane ga Nai
West End
Passion
Deargreen
Overdose

Một số Mangaka chuyên vẽ Yaoi

Ayano Yamane
Hoshino Lily
Kazuma Kodaka
Makoto Tateno
Youka Nitta
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:51 pm

Shōnen-ai hay shounen-ai (tiếng Nhật:少年愛, Hán-Việt: thiếu niên ái, "tình yêu thiếu niên") là một thể loại truyện tranh và hoạt hình Nhật Bản nội dung thường xoay quanh tình yêu giữa hai thiếu niên phái nam. Đối tượng độc giả chinh là nữ giới.

Khác với Yaoi, nội dung của shounen-ai chỉ dừng lại ở việc hơn một tình bạn và đi đến ngưỡng của những nụ hôn chứ không mang tính chất tình dục.

Mục lục
1 Tên gọi
2 Khán giả
3 Một số tác phẩm
4 Xem thêm
5 Liên kết thông tin
5.1 Tiếng Anh
5.2 Tiếng Việt



Tên gọi
Tại Nhật Bản, tên "shōnen-ai" ít còn được sử dụng. Cụm từ Boys Love (ボーイズラブ, Bōizu Rabu) hay BL đã thay thế "shōnen ai" vì nó có ý tiêu cực. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, "boylove" lại có nghĩa tiêu cực tương tự như "shōnen-ai" tại Nhật Bản. Nói chung là có lẽ việc sử dụng cùng một cụm từ đó nhưng không phải dùng trong ngôn ngữ của mình thì cảm giác sẽ nhẹ nhàng hơn Mangaka của shonen-ai cũng là các mangaka vẽ yaoi,tuy nhiên cũng có 1 vài tác giả chỉ vẽ shonen-ai chứ ko vẽ yaoi (Shiho Sugiura, Clamp ...]. Các mangaka này cũng có thể đồng thời vẽ các thể loại khác


Khán giả
Phần đông khán giả của shōnen-ai là phụ nữ trẻ, và vì thế hầu hết các tác phẩm được sáng tác bởi phụ nữ cho phụ nữ. Nhiều người hâm mộ cho rằng họ thích xem vẽ đẹp của các nhân vật, cũng như cách miêu tả tình yêu nam giới. Một số cho rằng vì trong mối tình không có phụ nữ, khán giả không cảm thấy bị đe dọa và vẫn có thể gắn bó với các nhân vật; một số lại cho rằng việc phụ nữ thích xem tình yêu đồng giới nam là chuyện thường tình, tương tự như hiện tượng phái nam thích xem truyện tình yêu đồng giới nữ.


Một số tác phẩm
Demon Diary
Gravitation
Loveless
Tokyo Babylon
Boys Next Door
Fake
Rapunzel
Timelag
Rin
Only the ring finger knows
Oasis projects
The thief and detective
The ice-cold demon's tale
Cinderella Boy
Silver Diamon
Dearfeeling (Harry Potter Doujinshi)
Kissing
Boy Princess
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:52 pm

Fansub (viết tắt của Fan-subtitled) là một bản copy của một bộ phim hay một chương trình ti vi nước ngoài đã được những người hâm mộ (fan) đặt phụ đề bằng ngôn ngữ của họ. Fansub được dùng chủ yếu để chỉ những đoạn phim anime đã được chuyển ngữ bởi những fan và được lan truyền rộng rãi giữa các fan.

Sự phát triển của Fansub

Fansub khởi nguồn từ sự bùng nổ của ngành sản xuất anime vào thập niên 1980 ở Nhật Bản. Chỉ một số ít anime được mua bản quyền để phân phối ra nước ngoài. Điều này đã khiến những fan của anime không thể tiếp cận với những anime mới. Một số fan, thường là những người có ít kiến thức về tiếng Nhật, đã bắt đầu sản xuất những bản phụ đề không chuyên nghiệp của những chương trình anime mới; do vậy, họ có thể chia sẽ với những fan như họ nhưng không hiểu tiếng Nhật.

Vào những ngày đầu của việc làm fansub, phương tiện phân phối là những băng VHS. Loại băng này khét tiếng với chất lượng xấu, ngốn nhiều thời gian và tiền của để sản xuất, và rất khó tìm. Chỉ một số lượng giới hạn những bản copy được tạo nên, sau đó được gửi bằng bưu điện hay phân phối đến những câu lạc bộ anime trong vùng. Các fan có thể mua những bản fansub ở cái giá phải chăng nhất, hoặc là liên hệ đến những câu lạc bộ để được ghi lại trên băng trắng của họ.

Tất cả đều thay đổi với sự xuất hiện của việc làm fansub kĩ thuật số (digital fansubbing). Cùng với Internet tốc độ cao lan rộng, desktop video editing và DVD ripping, quá trình sản xuất truyền thống đã bị lãng quên hoàn toàn bởi digital fansubbing (digisubbing), và việc phân phối điện tử là kết quả của digisubbing. Điều này đã cho phép fansubbing chuyển mình từ một công việc chậm chạp và tẻ nhạt để tạo nên những bản preview chất lượng thấp trở thành một công việc dễ dàng, tiết kiệm và nhanh chóng để tạo nên một sản phẩm chất lượng cao và có khả năng cao thay thế một bản DVD sao chép chất lượng không tốt lắm, dù một số nhóm vẫn phát hành những fansub chất lượng HD.

Tuy nhiên, phần lớn những fansub đều được mă hóa(encoded) thấp hơn chất lượng DVD. Ngay cả những fansub dựa trên DVD Nhật rip cũng có chất lượng thấp hơn. Nguyên nhân chính là ở dung lượng tập tin(file) : 175 MB, 233 MB, và 350MB được xem là dung lượng "chuẩn" cho một tập tin Fansub, vì chúng được chia cho chẩng với 700MB, dung lượng của một CD-R đặc trưng. Kể từ sự xuất hiện của DVD,file với dung lượng 172Mb và 344Mb cũng được áp dụng, cho phép 13 hay 26 tập phim (một phần)có thể chứa vừa trong một DVD.Những DVD thường có dung lượng lớn hơn một gigabyte khiến chúng có chất lượng rất cao. Tuy vậy, hầu hết những digisub ngày nay sử dụng dạng nén MPEG-4 so sánh với MPEG-2 dùng bởi những DVD,sự khác biệt về chất lượng trở nên giảm chú ý hơn thay vào đó là dung lượng file nhỏ hơn.

Fansub ngày nay đạt đến một chất lượng và một sư tiếp cận miễn phí đến mức có một sự khích lệ nâng cấp lên thành một bản copy hợp pháp khiến một tiêu dề(anime) bản quyền nội địa có thể bị giảm bớt nghiêm trọng. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây bởi Yale Economic Review đã chứng minh rằng những người mà tải phim ảnh cũng không ít mua phim ảnh hơn những người không có tải, sư kết luận này được liệt vào một câu hỏi hết sức nghiêm túc(1). Những bất ổn kinh tế ở US và Nhật cũng khiến khó mà đo lường những hậu quả chính xác của những digisub trên ngành công nghiệp thương mại.

Một số người trong cộng đồng anime tranh cãi rằng digisubbing đã bóp méo truyền thống fansub ban đầu, và biến một công việc đáng được tôn trọng thành không gì hơn một sự in lậu cho một thứ giải trí rẻ tiền, và cho rằng nó cũng chỉ như những anime của thương nghiệp Zero day warez. Một vài fansub còn xuất hiện cả trên những trang warez- Chủ yếu cũng bởi những thương nhân warez cũng là người hâm mộ anime, dẫn đến sự trùng hợp của hai nhóm, như sách báo khiêu dâm và anime cùng xuất hiện trên một vài trang web. Một số khác biện hộ rằng fansubbing mang lại lợi ích rõ ràng cho cộng đồng anime cũng như cho ngành công nghiệp anime của Nhật và nội địa, họ chỉ ra rằng một vài ví dụ cũ khi những fansub giúp những công ty Nhật kiếm được sự quảng cáo và tiền bạc( đọc bên dưới để biết thêm chi tiết về sự nghiên cứu này).


Fansub buổi sơ khai
Những fansub sơ khai hay fansub "truyền thống" được sản xuất bằng những thiết bị soạn thảo video tương tự( analog). Trước tiên, một bản copy của nguồn nguyên liệu nguyên bản,gọi là bản "thô", được đạt được. Nguồn thô chủ yếu là đĩa laze thương mại. Tuy nhiên, một băng VHS thương mại hay thậm chí việc tự ghi lại cũng có thể sử dụng, vì vậy mà tạo ra những sản phẩm có chất lượng thấp hơn. Một bản dịch được làm khớp với đoạn đối thoại của bản video thô. Bản dịch sau đó được canh giờ. Canh thời gian(timing)là công đoạn chỉ định "giờ bắt đầu"(Synch-Point) và "giờ kết thúc" cho mỗi dòng của việc đặt phụ đề; điều này quyết định một phụ đề sẽ hiện trên màng hình bao lâu. Timing một bản phim thường được làm kết hợp với phần mền máy tính được thiết kế đặc biệt cho mục đích này. Người làm timing sẽ xem bản video nguồn rồi chỉ định sự xuất hiện, thay đổi, và gỡ bỏ chữ phụ đề bằng một máy tính. Hai chương trình phổ biến nhất dùng cho công đoạn này là JACOsub(trên Commodore Amiga) và Substation Alpha (trên MS Windows). Một khi kịch bản đã chuẩn bị và canh giờ, bước tiếp theo là sản xuất một hay nhiều bản chủ(master). Một master là một bản copy chất lượng cao của một fansub hoàn chỉnh mà từ đó những bản copy để phân phối có thể được làm. Fansubber sẽ quay lại bản video thô thông qua một công cụ máy tính với một genlock để phát ra phụ đề và sau đó chồng chúng lên tín hiệu của bản thô. Phần cứng được chọn là một máy tính cá nhân Amiga vì hầu hết những genlock chuyên nghiệp đều mắc cực kì. Sản phẩm cuối cùng sau đó được dem thu lại. Bản Master thường được ghi lại vô băng SVHS để đạt được chất lượng tốt nhất, dù vậy một vài fansubber buộc phải dùng băng VHS ít đắc đỏ hơn. Một khi đã hoàn thành, bản master copy sau đó sẽ được chuyển đến cho một người phân phối.

Những người phân phối fansub(người phân phát video đến các fan) thường cách biệt với các fansubber, những người dịch và sản xuất những bản master. Bởi vì hầu hết thành viên trong cộng đồng fansub không muốn kiếm lời từ hoạt động của họ, những fansub thường không "bán". Một cách đặc thù, một fan muốn những bản copy của một chương trình nào đó sẽ gửi băng VHS trắng đến một người phân phối fansub, cùng với giá cả phải chăng nhất cho phí vận chuyển. Người phân phối sau đó sẽ ghi lại những bản copy vô băng trắng của "khách hàng", và gửi chúng lại. Một cách khác, một nhà phân phối fansub có thể bán những bản copy, nhưng ở một cái giá rất thấp bằng chính chi phí của băng trắng và vận chuyển.

Kiểu fansubbing này ngốn khá là đắc cho những fansubber và nhà phân phối. Bản thô thường được mua với giá cao; gần như những đĩa anime(hay băng) trị giá hơn 50 đô, và có thể trị giá hơn 100 đô. Nó sẽ không có gì bất thường nếu một đĩa $50 chỉ chứa một đoạn video 30 phút. Để có được những bản thô chất lượng cho một series có độ dài vừa phải cũng tốn hơn 1000 đô. Cũng như, một vài nhóm fansub thuê một dịch giả chuyên nghiệp để có được một bản dịch. Sau đó, những công cụ video đắc đỏ được đòi hỏi: máy chạy đĩa laze, PC, genlock, và bàn thu lại để sản xuất những bản master, kết quả là hai hay nhiều hơn bàn video cần để sản xuất những bản copy để phân phát. Phần cứng video chuyên nghiệp như máy quay đĩa, máy ghi lại, và bàn điều chỉnh cũng mắc cực kỳ; có thể đến hàng ngàn đô một cách dễ dàng.

Chất lượng của những video của fansub truyền thống không tốt. Giá cả công cụ đắc đỏ buộc hầu hết những nhóm fansub phải sử dụng loại công cụ điên tử tiêu thụ rẻ tiền nhưng kém chất lượng. Ngay cả khi nguồn LD chất lượng cao và phần cứng đẳng cấp chuyên nghiệp có thể được dùng đi nữa, thì fansub cuối cùng cũng chỉ tốt nhất ở bản copy cấp thứ ba. thực tế, hầu hết fansub trong sự lưu hành là những bản copy cấp thứ tư hay năm, và không được tạo nên bằng công cụ chuyên nghiệp. Vì vậy,trong thực tế chất lượng thường rất tệ mặc dù sự bản địa hóa thuc sự và dịch thuật gần như ở cấp độ chuyên nghiệp hơn những fansub hiện đại


Những kỹ thuật fansub hiện đại
Fansub hiện đại hầu như được sản xuất trên máy tính. Bản thô vẫn được đòi hỏi, nhưng không như những fansubber phụ thuộc vào những dĩa laze, hầu hết nguồn thô đều đến thẳng từ việc thu lại từ TV Nhật Bản,thứ mà phổ biến rộng rãi thông qua những chương trình peer-to-peer của Nhật như Winny hay Share.Đối với những chương trình cũ hơn không có trên DVD, một số fansubber tiên tiến sử dụng những máy tính được trang bị với những phần cứng thu video tinh xảo để lấy được những bản copy kĩ thuật số của những media tương tự cũ hơn(đĩa laze hay băng) để làm việc. Cùng với High-definition televisions(Truyền hình độ phân giải cao), Những fansub đã hoàn toàn cách mạng hóa.

Một khi đoạn video ở trên máy tính, nó có thể được soạn thảo và đặt phụ đề mà chất lượng không bị giảm hay chỉ giảm ít nhất, so sánh với chu kì thu-phát lại đòi hỏi trong việc làm fansub truyền thống. Tuy nhiên, phần lớn những định dạng mă hóa dùng cũng gây mất ít nhiều chất lượng so với sự truyền hình nguyên bản hay DVD. Một máy tính không đắt tiền cũng có thể thực hiện tất cả các thao tác cần thiết mà không cần những thiết bị rắc rối và đắt tiền như editing deck và genlock.

Dịch thuật thường được thực hiện riêng lẻ bằng cách lắng nghe bản ghi lại. Trong khi những bản phát hành thương mại thường có được những bản thảo kịch bản thì những fansubber chỉ dịch bằng cách nghe bằng tai. Điều này thỉnh thoảng dẫn đến những lỗi hay những tên được phát âm không rõ. Phổ biến nhất là những chương trình sử dụng những tên phương tây. Do sự phát âm và sự tối nghĩa của tiếng Nhật trong những kí tự Katkana, Những tên như Alice có thể nghe và đánh vần như "Arisu"-dẫn đến bất cứ chọn lựa nào của việc phát âm Alice. Điều này khiến những nhóm fansub khác nhau sử dụng những cách dánh vần khác nhau. Một ví dụ khá nổi tiếng là Winry Rockbell của Fullmetal Alchemist, cô có thể được đánh viết cả Winry và Winly bởi những nhóm khác nhau vì sự tương đương giữa alveolar approximant và alveolar lateral approximant trong tiếng Nhật.

Một giải pháp để sử dụng những file thô tiếng Nhật cho việc dịch âm thanh là dùng những video đã được đặt phụ đè bằng tiếng Trung Quốc. Trung Quốc( cả đại lục và Trung Hoa Dân Quốc) đều có những fansub riêng của họ phát hành trên internet. Một vài fansubber được biết đến là dịch ra tiếng Anh từ những bản tiếng Trung đã được dịch từ bản gốc tiếng Nhật. Tuy vậy, điều này vốn dĩ giảm đi sự chính xác của việc dịch thuật vì nó trải qua hai lần dịch. Một ví dụ gần đây của một anime được đặt phụ đề hoàn toàn dựa vào những bản fansub tiếng Trung là My Otome; Doremi, một trong những nhóm làm viêc với anime này, sử dụng hai người nói tiếng Trung bản ngữ cho dự án đó.

Sau khi việc dịch thuật đã hoàn tất, những phụ đề được viết và canh giờ (timing), sau đó thường được kiểm tra lỗi (Quality control - QC). Hiện có nhiều phương pháp làm fansub được sử dụng.

Phụ đề"cứng"("hard" subtitle), hay hard sub, được mã hóa vào cảnh phim, và vì thế không có tùy chọn. Phụ đề "mềm"("soft" subtitle), hay soft sub, là những phụ đề đồng bộ với đoạn đối thoại nhưng không mã hóa vào cảnh phim mà lưu trữ trong cùng file phim.

( còn tiếp )
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:53 pm

( tiếp theo )
Sự Phân phối và sự chiếu lại
Vào cuối những năm 90 va đầu những năm 2000,những fansub dạng điện tử chủ yếu được phân phối như những băng VHS: bằng cách gửi bưu điện những đĩa CD-R. Rất nhiều fan không có internet tốc độ cao và không thể tải những file lớn. Rất nhiều fansub điện tử ban đầu được tạo nên từ những fansub VHS. Như trong trường hợp của Sailor Moon, fansub chính trong sư phân phối ngày nay là dựa trên những fansub VHS đã được sản xuất gần như một thập niên về trước.

Năm 2006, hầu hết fansub được phân phối chủ yếu thông qua BitTorrent và những kênh IRC. Những website tin tức anime cung cấp thông tin về sự phát hành fansub. Do sự phát triển của việc phân phối không chủ yếu dựa vào CD-R và DVD-R, những tiêu chuẩn dung lượng file trở nên ít áp dụng hơn.

Một loại giải mã(codec)để chiếu lại video và âm thanh thích hợp cần phải được cài vô máy tính để có thể chiếu lại thực sự. Thêm vào đó, rất nhiều file video sử dụng những định dạng container đa phương tiện đặc biệt,như là OGM và Matroska. Những loại giải mã đặc biệt được dòi hỏi cho những dịnh đạng này. Một lợi ích chính của việc sử dụng những container Ogg và Matroska là có thể tạo được một file có những tính năng DVD như là có thể có nhiều âm thanh(thứ tiêng), nhiều phụ đề, và chapter support.

Bởi vì những sự mã hóa khác nhau trong sự chọn lựa codec(DivX, Xvid, H.264) và những định dạng(AVI, OGM, MKV, MP4), một số nhóm đã tạo những gói codec có hầu hết những dạng mã hóa đó. Một gói codec ví dụ là Combined Community Codec Pack.





Những vấn đề về pháp lí và đạo đức
Những Fansubber có một truyền thống giữ mình trong một qui chế đạo đức chung và không thường nhìn thấy bản thân họ như những kẻ in lậu(2). Những điểm chính:

Fansub được làm bởi Fan, cho Fan, và không dành cho những mục đích thương mại. Vì vậy, Fansub không bao giờ được bán vì lợi nhuận. Fansub hoặc là đem cho hoặc là bán với đúng giá dùng để sản xuất nên( Thường là giá của băng cassette trắng cộng chi phí vận chuyển.).Rất nhiều fansub chứa những dòng phụ đề "Fansub miễn phí: không để bán hay cho thuê" thường xuất hiện bất chợt xuyên suốt đoạn video, để ngăn chặn những kẻ bán lậu(bootlegger) không vi phạm luật lệ này.
Hầu hết những fansubber chỉ làm việc với những anime vẫn chưa mua bản quyền và pháp hành trong nội địa nước họ. Nếu một công ty nội địa mua bản quyền một anime nào đó thì sản phẩm và sự phân phối của anime đó sẽ ngừng lại.
Có một sự dự tính rằng nếu một fan thích một anime, thì cô ta hay anh ta nên mua bản phát hành nội địa nếu nó phát hành.
Nếu một chương trình đã rất dài khi nó được mua bản quyền(Bleach, một ví dụ,đã có trên 70 ep khi nó được mua bản quyền),thì một số fansubber sẽ vẫn tiếp tục phát hành những ep tiếp theo và ngừng ngay những ep cũ khi chúng ra mắt ở Mỹ.
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
XiTeenNhoX
Admin
Admin
XiTeenNhoX


Nữ Tổng số bài gửi : 3768
Đến từ : Idol Viet Fan Club
Công việc/ Sở thích : Tự sướng hehe
Thần tượng của bạn : All ^_^
Registration date : 24/02/2008

Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Mon Feb 25, 2008 5:53 pm

Nghĩa
Yuri dịch từ tiếng nhật là sen - một loài hoa. Từ yuri được dân gọi tắc từ "Yurizoku" - bộ lạc sen, sau sự thong dụng cũa người ái mộ, phần "-zoku" không còn biết đến nữa .


Nghĩa:
Yuri là thể loại hoạt hình hoặc truyện tranh chủ yếu nói về cuộc quan hệ về tình cảm giữa nữ đồng tính (shoujo-ai; tiếng anh: lesbian love). Đặc biệt từ yuri chỉ dùng cho những mẩu truyện có mang tính cách hoặc nhắc đến tình dục, rất lãng mạng nhưng không nặng về tình dục như





Yuri là Shoujo-Ai?
Khi chỉ nói đến tình cảm giữa nữ đồng tính, hoặc hình ấy được gọi là Shoujo-ai (Nữ -Nữ). Shoujo-ai khác với yuri ở chỗ nó không có sự quan hệ tình dục. Từ này ở Nhật ít dùng đến . Ở châu Âu 'yuri' bị ghép vào nhiều mạng có hentai nên được phổ biến hơn, vì nó đơn thuần chỉ có một ý nghĩa .

Ngoài shoujo-ai/yuri, hoặt hình có ám chỉ sự đồng tính nhưng không rõ rệt được gọi là "Slash"


Hoặt hình: Yuri/Shoujo-Ai
<img src="http://en.wikipedia.org/wiki/Image:Strawberry_Panic%21_epi01.jpg"/>

12 Days
.hack//Sign
Air Master
Avenger
Battle Athletes Victory
Blue
Burst Angel
Claudine...!
Devilman Lady
Figure 17
Gakuen Alice
Gokujou Seitokai
Hayate Cross Blade
HEN
Kannazuki no Miko
Kashimashi ~Girl Meets Girl~
Kurau Phantom Memory
Maria-sama ga Miteru
|valign=top|

Miyuki-Chan in Wonderland
Noir
Oniisama e...
Project A-Ko
Puni Puni Poemi
Read or Dream
Revolutionary Girl Utena
Rose of Versailles
Shiroi Heya no Futari
Simoun
Steel Angel Kurumi 2
Strawberry Panic!
Strawberry Shake Sweet
The Sword of Paros
Venus Versus Virus
Yami to Bōshi to Hon no Tabibito
Yokohama Kaidashi Kikō
|}
Về Đầu Trang Go down
https://idolvietfc.forumvi.com
Khách v
Khách viếng thăm
Anonymous



Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10Thu Mar 06, 2008 12:10 am

Những thông tin này đều rất hay, xin cám ơn nhiều nhá
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...   Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,... Icon_c10

Về Đầu Trang Go down
 
Lịch sử phát triển của manga,anime,..All about Manga,...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Anime] Doraemon
» [Anime] The Cat Returns - Loài mèo trả ơn / Chú mèo trở về nhà
» [Anime] Chàng Quản Gia - Hayate no Gotoku
» [Anime] Fruits Basket - Giỏ Trái Cây/Hoá Giải Lời Nguyền
» [Anime] Final Fantasy [Full album all versions]

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Viet Fan's Club :: -‘๑’- Chuyên mục khác -‘๑’- :: Manga- Anime- Wanhma-,...-
Chuyển đến